Có nên làm xét nghiệm c-reactive protein để kiểm tra bệnh tim hay không?

Xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm giúp ngăn ngừa bệnh phát triển

Mắc bệnh tim, đột quỵ vì ăn quá... 1 thìa muối mỗi ngày

Suy tim độ 1 có nên thức khuya đón Giao thừa?

Điều trị suy tim độ 2 nên dùng thực phẩm hỗ trợ nào?

Dùng Ích Tâm Khang có ảnh hưởng gì đến con bú mẹ?

Ích Tâm Khang có thể dùng cho người bị bệnh tim và cao huyết áp không?

Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:

 Chào bạn!

Đáp án cho câu hỏi này vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. 

Xét nghiệm C-reactive protein (CRP) đánh giá sự viêm nhiễm của cơ thể. Xét nghiệm này có hiệu quả gì đối với bệnh tim? Hiện nay, chúng ta biết rằng, đau tim và đột quỵ xảy ra bởi sự vỡ xơ vữa động mạch mà nguyên nhân là do mảng bám chứa cholesterol. Mảng xơ vữa phát triển, gây viêm lòng mạch và kích thích tế bào bạch cầu dẫn tới chống viêm. Ngoài ra còn có nhiều thành phần khác trong máu cũng có mặt, và hình thành các cục máu đông. Cục máu đông, mảng xơ vữa phát triển tới một mức độ nhất định làm ngăn cản máu cung cấp tới mạch vành tim, gây nhồi máu cơ tim hoặc di chuyển lên não gây tắc mạch máu não và tình trạng đột quỵ xảy ra.

CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm

Giống hầu hết các xét nghiệm khác, CRP là có giá trị với một số người, nhưng không phải tất cả. Ngoài các xét nghiệm bắt buộc, cũng nên có thêm một vài xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị cụ thể. Áp dụng lối sống lành mạnh là điều cần được ưu tiên hàng đầu trong điều trị. 

Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y học New England năm 2012 đã chỉ ra rằng, việc kiểm tra mức độ CRP có thể không có giá trị với người bình thường. Bài viết đánh giá xem xét trên 52 nghiên cứu bao gồm 240.000 người. Các nhà nghiên cứu đã thêm kết quả CRP vào các yếu tố nguy cơ tiêu chuẩn như đái tháo đường hoặc nồng độ cholesterol cao. Dựa trên thông tin này họ đã phân loại những người tham gia dựa vào các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và vấn đề liệu họ cần phương pháp ngăn ngừa hay không.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng xét nghiệm CRP đã ngăn ngừa đau tim và đột quỵ cho 400 -500 người được sàng lọc. Nói cách khác, xét nghiệm CRP đã thêm một thông tin nhỏ về nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bình thường, dựa trên những yếu tố nguy cơ tiêu chuẩn đã được đưa ra.

Một vài nhóm có thẩm quyền đã khuyến cáo rằng, xét nghiệm này được thực hiện trên người đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạnh ở mức trung dựa trên các yếu tố nguy cơ khác: Tăng huyết áp, hút thuốc, mức độ LDL cao, đái tháo đường hoặc mối quan hệ gần gũi với những người bị bệnh tim khi còn trẻ.

Tính logic ở lời khuyên này là dễ hiểu. Nếu các yếu tố nguy cơ khác của bạn ở mức độ cao, việc biết nồng độ CRP sẽ không thay đổi lời khuyên của bác sỹ đối với bạn. Và nếu các yếu tố nguy cơ khác của bạn ở mức độ thấp thì việc phát hiện ra bạn có nồng độ CRP cao thì bạn cũng không cần phải làm thêm các xét nghiệm nào khác. Nhưng nếu bạn có nguy cơ trung bình, biết rõ về nồng độ CRP của bạn sẽ có giá trị.

Chúc bạn sức khỏe!

Kim Chi H+ (Theo AskdoctorK)

Thông tin quan trọng:
Dù bạn có tiến hành xét nghiệm CRP hay không, thì trong cơ thể bạn đã mang gen của bệnh tim mạch khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Vì yếu tố gia đình có vai trò quyết định bạn bị bệnh tim sớm hay muộn. Do đó, bạn hãy có những thay đổi tích cực để bảo vệ trái tim mình ngay từ sớm, bên cạnh việc khám bệnh định kỳ. Có rất nhiều cách để làm tăng cường sức khỏe tim mạch như: áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thường xuyên, và sử dụng các hoạt chất thiên nhiên từ thảo dược như Đan sâm giúp giãn mạch, hoạt huyết, ngăn ngừa hình thành cục máu đông; Vàng đằng chống viêm, chống xơ vữa mạch; cao Natto giúp tiêu huyết khối và cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động tốt hơn từ L-carnitin.



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị