Nhiều bệnh nhân suýt nhận máu nhiễm viêm gan và HIV

GS.TS Nguyễn Anh Trí giới thiệu về kỹ thuật NAT ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

Những người ở vùng dịch Zika sẽ không được hiến máu trong gần 1 tháng

Sau khi hiến máu, chỗ lấy máu bị bầm tím có làm sao không?

Muốn hiến máu cần những điều kiện gì?

Muốn hiến máu cần những điều kiện gì?

Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và các xét nghiệm sàng lọc máu sử dụng kết hợp kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại acid nucleic (NAT) là giải pháp được các nước trên thế giới áp dụng hiện nay. Hệ thống phân tích hoàn toàn tự động thế hệ mới giúp cải thiện hiệu quả quy trình y khoa và quyết định lâm sàng. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng một mình phương pháp xét nghiệm huyết thanh thì việc truyền máu chưa thực sự an toàn. Kỹ thuật NAT sẽ giúp gia tăng khả năng phát hiện những virus lây bệnh có trong máu hiến. 

Trong năm 2015, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng NAT cho 417.893 đơn vị máu và đã phát hiện được 442 mẫu máu nhiễm bệnh đã bị bỏ sót bởi xét nghiệm sàng lọc bằng huyết thanh. Tỷ lệ phát hiện bằng kỹ thuật NAT (sau khi đã xét nghiệm sàng lọc bằng huyết thanh học) với HBV là 1/1.184, với HCV là 1/37.990, với HIV là 1/83.579. Như vậy có thể ước tính, nếu không xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật NAT thì ở nước ta với hơn 2 triệu lượt truyền máu mỗi năm sẽ có nguy cơ nhiễm HBV là 1.180 người, nhiễm HCV là 30 người, nhiễm HIV là 14 người.

Kỹ thuật NAT giúp gia tăng khả năng phát hiện những virus lây bệnh có trong máu hiến

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí  - Viện Trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương: “Virus HBV, HBC và HIV khi xâm nhập vào cơ thể con người đều có thời gian “cửa sổ” hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm trước khi được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại. Với kỹ thuật huyết thanh học, giai đoạn cửa sổ của HIV là 21 ngày, HBV 59 ngày và HCV 82 ngày. So với kỹ thuật huyết thanh học, kỹ thuật NAT có độ nhạy cao hơn nên rút ngắn được thời gian cửa sổ. Cụ thể, HIV còn 11 ngày, HBV còn 25 ngày và HCV là 59 ngày. Vì thế, NAT giúp phát hiện các mẫu máu dương tính với 3 loại virus trên trong giai đoạn cửa sổ sớm hơn, độ chính xác cao hơn các phương pháp cũ”.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, lượng máu hàng ngày Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tiếp nhật sẽ dùng kỹ thuật huyết thanh học để sàng lọc. Với các mẫu máu âm tính với HIV, HBV, HCV bệnh viện sẽ tiếp tục dùng kỹ thuật NAT để phát hiện sớm giai đoạn cửa sổ.

Được biết, hiện nay 70% các bệnh viện trên thế giới sử dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu. Tại Việt Nam, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương là đơn vị đầu tiên trong cả nước cung cấp tất cả các đơn vị máu, chế phẩm máu đều được sàng lọc bằng xét nghiệm NAT.

Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội