Ấn Độ ghi nhận 22.240 trường hợp mắc cúm H1N1
Việt Nam: Điều trị thành công bệnh cúm A/H1N1 bằng ECMO
Cảnh báo dịch cúm H1N1 bùng phát tại Tây Nam Ấn Độ
Phát hiện hai bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1
Chủ quan, dễ chết vì cúm A/H1N1
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy trước đó vào năm 2009 đã ghi nhận tổng số 27.236 trường hợp mắc cúm H1N1, trong đó 981 trường hợp tử vong; Năm 2010 ghi nhận 20.604 trường hợp mắc cúm H1N1 với 1.763 trường hợp tử vong. Hiện nay, dịch cúm đã được ghi nhận xảy ra tại 13 bang tại Ấn Độ trong đó 2 bang có số trường hợp mắc/chết nhiều nhất là Gujarat (4.904/292) và Rajasthan (5.782/286).
Theo phân tích của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phần lớn các trường mắc nằm trong độ tuổi 15 - 50 tuổi, chỉ có khoảng 4% trường hợp mắc là trẻ em, số mắc ở nam và nữ gần như nhau, khoảng 20 - 70% các trường hợp tử vong có bệnh mạn tính kèm theo. Phần lớn các trường hợp mắc đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán, điều trị muộn vì vậy làm cho bệnh càng nặng thêm. Đến nay, các trường hợp mắc và tử vong đã bắt đầu chững lại.
Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn và khoảng 20 - 30% trẻ bị nhiễm bệnh. Trong đó 3 - 5 triệu có diễn biến nặng, khoảng 250.000 - 500.000 người tử vong.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm H3N2, H1N1 và cúm B gây nên.
Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vaccine cúm mùa để phòng bệnh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Bình luận của bạn