Các bước vệ sinh mũi cho trẻ đúng, an toàn

Các mẹ có thể vệ sinh tai mũi họng cho bé ngay ở nhà mà không cần tới bệnh viện, cơ sở y tế

Vì sao nước mũi chảy mãi không ngừng?

Mẹ cần làm gì khi bé thò lò mũi xanh?

Bé bị chảy nước mũi: Dùng thuốc kháng sinh bệnh càng thêm nặng!

Trẻ sổ mũi + ho + sốt = Bệnh nặng rồi nhé!

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn thân mến!

Khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng, trước hết, bạn cần đưa trẻ đến bác sỹ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không dùng các cách rửa mũi như bơm xilanh hoặc các biện pháp nguy hiểm khác như chấm thuốc vào mũi, họng hoặc dùng các thuốc co mạch bừa bãi...

Nếu muốn vệ sinh mũi cho trẻ, bạn cũng không cần thiết phải đưa trẻ tới các cơ sở ý tế hay đi bác sỹ. Vì việc này bạn hoàn toàn có thể tự làm cho bé tại nhà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đây là một thiết bị được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc, cửa hàng dụng cụ y tế uy tín với giá dao động từ 100.000 - 200.000 đồng.

Cách rửa mũi cho trẻ:

Chuẩn bị: Nước muối sinh lý hoặc nước muối biển; Dụng cụ hút, rửa mũi; Khăn sạch lau mũi

Rửa mũi cho trẻ phòng ngừa viêm họng, viêm xoang

Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2 - 3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt đó xịt được liên tục.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.

Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.

Một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ:

Cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

Kiểm tra các dụng cụ vệ sinh mũi để đảm bảo chúng đều sạch sẽ. Nhất là bạn nên kiểm tra kỹ, xử lý những dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với mũi của bé, xử lý kịp những dụng cụ bị xước, có gờ, cạnh sắc gây tổn thương mũi bé.

Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, bạn không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi, thậm chí chảy nước ngược lên tai gây viêm tai giữa.

Nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và lúc trẻ còn đang thức.

Chỉ nên rửa 2 - 4 lần/ngày, nhất là khi bé có dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi.

Tuy nhiên, trong quá trình rửa mũi, nếu quá 3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu viêm họng, ho, đặc biệt ho có đờm, các mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để đề phòng các biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Trong trường hợp trẻ khó hợp tác để vệ sinh mũi, bạn cũng đừng bắt ép trẻ mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, trong mùa lạnh, bạn lưu ý phòng bệnh cho con bằng cách: Giữ ấm cơ thể cho trẻ, chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần: Bướm bạc, kha tử, mật ong, ImmuneGamma...

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị