Trẻ sổ mũi + ho + sốt = Bệnh nặng rồi nhé!

Đoán bệnh viêm xoang, viêm họng khi trẻ bị chảy nước mũi kèm ho và sốt

Trẻ chảy nước mũi chưa chắc đã là bệnh

Đoán bệnh qua màu sắc nước mũi của con

Lý giải nguyên nhân con bị thò lò mũi xanh

Những sai lầm khi súc họng bằng nước muối

Lưu ý:

 Trong trường hợp bé bị chảy nước mũi ở một bên mũi, nước mũi hôi/thối thì rất có thể do mũi vướng dị vật. Các dị vật có thể làm tổn thương các mao mạch, làm chảy máu trong, chảy nước mũi và ngạt mũi. Dù không phải bệnh nhưng nó có thể dẫn tới hoại tử do viêm nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Lúc này, các mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Các trường hợp còn lại, hãy theo dõi các triệu chứng và nhận biết các chứng bệnh sau đây:

Chảy nước mũi + hắt hơi + đau họng + đau nhức cơ thể + sốt = Cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh). Cảm lạnh không đơn giản là do thời tiết, mà là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng ở mũi. Chính vì vậy, các triệu chứng gồm: Sổ mũi, viêm họng, sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt… Bệnh thường tự hết trong vòng 7 - 10 ngày, tuy nhiên triệu chứng cũng có thể kéo dài đến hết tuần thứ 3.

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 - 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Chảy nước mũi + ho + sốt cao (có khi trên 38ºC) + tiêu chảy + nôn trớ + biếng ăn = Cảm cúm

Các dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm ở trẻ thường: Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi; Nước mũi ban đầu có thể trong, không màu, nhưng sau đó trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Dấu hiệu khác bao gồm: Sốt khoảng 37- 80 độ C, hắt hơi, ho, giảm sự thèm ăn, khó chịu, khó ngủ...

Hệ thống miễn dịch của bé sẽ cần khoảng 1 tuần để chống trọi lại với cảm cúm và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu thấy bé có thêm tiêu chảy, nôn trớ, hãy đưa bé đi khám bác sỹ để điều trị kịp thời, đề phòng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, thở khò khè, viêm xoang, viêm phổi, phế quản và thanh quản…

Chảy nước mũi + hắt hơi + ngứa mắt và chảy nước mắt + ho = Dị ứng

Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy nước mũi sau khi bé phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: Bụi, phấn hoa, lông động vật, đồ ăn...

Vấn đề là, nhiều cha mẹ thường điều trị dị ứng theo cách như với cảm lạnh, với cách tự dùng thuốc thông mũi không cần bác sỹ kê đơn, vốn chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng không thích hợp. Vì vậy, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.

Chảy nước mũi + ho liên tục, ho suốt ngày + đau ở xương gò má hoặc một bên mũi + sốt nhẹ = Viêm xoang

Nếu trẻ bị đau nhẹ vùng mặt, tức hoặc đau đầu vùng sau mắt hoặc trán, hoặc mất khả năng ngửi mùi và ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi, rất có thể trẻ đã bị viêm xoang. Trong trường hợp, bé bị triệu chứng này ít nhất 3 lần mỗi năm, khả năng bé bị viêm xoang mạn tính. Mẹ hãy đưa bé tới khám tại bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực, hiệu quả.

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp