
Để giảm gánh nặng cho người nghèo trong việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân, Chính phủ đã hỗ trợ mua thẻ BHYT và tăng mức hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo là 70% mệnh giá bảo hiểm y tế, thay vì 50% như trước đây.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Takeshi Kasai.
Trong lĩnh vực BHYT ngành y tế Việt Nam đã đạt được những bước đột phá về bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Năm 2006, chỉ có 44% dân số tham gia bảo hiểm y tế, thì đến năm 2012, đã đạt được 66,8% dân số tham gia bảo hiểm (trên 59,31 triệu người). Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Takeshi Kasai đánh giá cao việc Việt Nam đã thiết lập được cơ chế bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng cho người nghèo trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo người dân ở tất cả các vùng miền ở Việt Nam được .
Với mục tiêu đến năm 2020 bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, đây chính là một trong những thách thức đối với ngành y tế trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trước mắt sẽ đạt 80% dân số có bảo hiểm y tế vào năm 2015, Việt Nam cần có hoạt động tích cực hơn nữa, như thông qua sửa đổi Luật bảo hiểm y tế trong đó nhấn mạnh áp dụng cơ chế bắt buộc mọi người dân phải tham gia bảo hiểm y tế.
Trong bối cảnh ngân sách dành cho các lĩnh vực y tế liên quan đến Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đang ngày một thu hẹp, các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang bùng phát và phức tạp, nguồn lực y tế của nước ta còn nhiều hạn chế, cơ chế tài chính trong đó có mục tiêu hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi cộng đồng quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam cả về kỹ thuật và tài chính.
Bình luận của bạn