Ðiếc tai vì thuốc

Nhưng có một điều mà chị Huyền luôn canh cánh trong lòng, đó là Phương hơi bị nghễnh ngãng. Thế nên dù con có chăm chỉ học, nhưng vì nghe không được tốt nên con không hiểu bài dẫn đến sức học của con cũng rất giới hạn. Năm nay Phương lại thi đại học, tình hình này không biết con có đỗ được hay không. Chị Huyền vừa lo lắng, lại vừa dằn vặt bản thân, bởi chỉ vì chị mà con ra nông nỗi.


Chuyện là hồi học lớp 1, Phương hay bị viêm họng, chị Huyền cho sang nhà cô y tá hàng xóm để tiêm thuốc thì rất nhanh khỏi bệnh. Nhưng sau vài lần như thế thì bé Phương có dấu hiệu sức nghe bị giảm, rồi thành bị điếc. Chị Huyền đưa con đi khám tai thì mới biết con bị điếc là do tiêm thuốc kháng sinh gentamicin. Từ đó, dù đã điều trị tích cực để hồi phục thính lực cho con, nhưng sức nghe của Phương vẫn bị giảm đáng kể...

Vì sao gentamicin lại gây điếc tai? Thắc mắc này của chị Huyền được bác sĩ giải thích:

Gentamicin là một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, ít hấp thu qua đường tiêu hóa, nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm. Thuốc có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít gram dương như tụ cầu, phế cầu; do đó thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn gram âm như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu... Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện có thể sử dụng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn da... và thường được phối hợp với các kháng sinh khác như penicilin, quinolon, metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.

Tuy nhiên, điều cần hết sức chú ý khi dùng gentamicin đó là tác dụng không mong muốn trên cơ quan thính giác, thuốc có thể gây rối loạn tiền đình ốc tai, gây ù tai chóng mặt, giảm thính lực thậm chí có thể gây điếc không hồi phục. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây tổn thương hoại tử ống thận, gây mày đay, ban ngoài da, có thể gây liệt cơ hô hấp, gây suy hô hấp... Do đó, thuốc không được sử dụng cùng với các thuốc gây độc cho thận khác như thuốc lợi tiểu furosemid, cephalosporin, các aminosid khác.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin