Kem dưỡng ẩm chống nắng có hiệu quả như quảng cáo?

Nên sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài trời

Không nên lạm dụng quá đà viên chống nắng

EWG 2018: Danh sách kem chống nắng kém an toàn cho sức khỏe

Có thể mua kem chống nắng tốt nhất với giá chỉ 300.000 đồng

Đã có danh sách kem chống nắng tốt nhất năm 2018

Kem chống nắng có yếu tố SPF luôn được các chuyên gia da liễu khuyến cáo sử dụng để chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Gần đây, các loại mỹ phẩm, các loại kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm hàng ngày và nhiều sản phẩm chăm sóc da khác cũng được cho thêm tác dụng chống nắng. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm này phần lớn đã không được kiểm tra chặt chẽ.

Bằng cách sử dụng một máy ảnh đặc biệt để chụp tia cực tím/tia UV, các nhà nghiên cứu tới từ Khoa Mắt và Tầm nhìn thuộc Đại học Liverpool được dẫn đầu bởi TS. Kevin Hamill và Austin McCormick đã đánh giá hiệu quả của việc áp dụng kem chống nắng và sản phẩm dưỡng da chứa yếu tố chống nắng (SPF). Theo đó, nếu vùng da được che phủ thành công, tức là sản phẩm chống nắng hấp thụ tia UV tốt sẽ hiện lên màu đen trong ảnh.

Vùng da có màu sáng thể hiện hiệu quả chống nắng kém hơn

Thông qua 2 lần nghiên cứu, 60 tình nguyện viên (14 nam và 46 nữ trong độ tuổi 18 - 57) đã được yêu cầu áp dụng các biện pháp chống nắng: Trong lần đầu tiên, họ được sử dụng kem chống nắng SPF30; Trong lần thứ hai, họ được sử dụng kem dưỡng ẩm chống nắng với SPF30. Sau đó, các bức ảnh được chụp bằng máy ảnh đặc biệt nói trên đã được đem ra đối chiếu để tìm hiểu mức độ hiệu quả của việc áp dụng hai sản phẩm chống nắng này.

Kết quả: Khi áp dụng kem dưỡng ẩm chống nắng, các tình nguyện viên đã bỏ qua 16% diện tích da trung bình, trong khi đó, khi bôi kem chống nắng thì tỷ lệ này giảm xuống còn 11%. Ở vùng mí mắt, tỷ lệ bỏ qua không bôi kem chống nắng là 14% và 21% với kem dưỡng ẩm. Vùng mí mắt là vùng da thường bị bỏ qua khi bôi các sản phẩm chăm sóc da, đây cũng là một vị trí phổ biến bị ung thư da.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng mọi người thường không bôi kem dưỡng ẩm dày như kem chống nắng, và do đó họ không nhận được đầy đủ lợi ích của SPF. Các bức ảnh của những người sử dụng kem dưỡng ẩm cho thấy sản phẩm hấp thụ ít tia UV hơn, tức là hiệu quả chống nắng thấp hơn.

Nhà nghiên cứu Austin McCormick cho hay: “Mặc dù kem dưỡng ẩm cung cấp độ SPF tương tự như kem chống nắng, nhưng chúng không cung cấp hiệu quả bảo vệ chống nắng giống nhau. Chúng tôi không khuyến nghị sử dụng kem dưỡng ẩm chống nắng thay thế cho kem chống nắng”.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, hầu như các sản phẩm kem dưỡng ẩm SPF chỉ cung cấp khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB (gây cháy nắng, bỏng rát) chứ không có tác động chống tia UVA (tác nhân chín gây ung thư da). Hơn nữa kem dưỡng ẩm phổ biến chỉ có SPF < 30, nó cũng ít có khả năng chống thấm nước hơn kem chống nắng.

Chính vì vậy, bạn nên sử dụng kem chống nắng trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với các phương pháp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời khác như: Mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, che ô, đeo kính râm…

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng