Không nên lạm dụng quá đà viên chống nắng

Lạm dụng viên uống chống nắng có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro

Chống nắng từ bên trong, hãy ăn ngay những thứ này

EWG 2018: Danh sách kem chống nắng kém an toàn cho sức khỏe

Có thể mua kem chống nắng tốt nhất với giá chỉ 300.000 đồng

Đã có danh sách kem chống nắng tốt nhất năm 2018

Tuy nhiên, người tiêu dùng nên lưu ý rằng, việc lạm dụng viên uống chống nắng có thể khiến bạn có nguy cơ bị cháy nắng hoặc ung thư da cao hơn. Và ngay cả giới chức Mỹ cũng đang khá nghi ngại về rủi ro của sản phẩm chống nắng này.

Vào tháng 5 vừa qua, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo về những rủi ro của việc sử dụng các thực phẩm chức năng/thực phẩm bổ sung qua đường uống để chống nắng. FDA cáo buộc 4 thương hiệu: Advanced Skin Brightening Formula, Sunsafe Rx, Solaricare và Sunergetic đã có quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm. Những thương hiệu này tuyên bố rằng sản phẩm của họ có thể bảo vệ hoàn toàn mọi người khỏi ánh nắng mặt trời và các tác hại của nó.

Câu hỏi đặt ra là liệu rằng viên uống chống nắng có thực sự bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời?

Trao đổi với tờ Huffington Post, TS. Rachel Nazarian tới từ Tập đoàn Da liễu Schweiger (Schweiger Dermatology Group) và TS. Jeanine Downie - chuyên gia da liễu hàng đầu của website Zwivel.com cho hay, câu trả lời về hiệu quả của viên uống chống nắng khá phức tạp và không đơn giản.

Theo TS. Downie, có một số viên uống chống nắng thực sự không bảo vệ con người khỏi ánh nắng mặt trời.

“Sử dụng viên uống chống nắng khiến nhiều người chủ quan và không sử dụng kem chống nắng nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm và có thể làm tăng nguy cơ ung thư da”, TS. Downie giải thích.

“Viên uống chống nắng tác động trên cấp độ tế bào, kiềm chế một số viêm và thiệt hại trên tế bào. Nhưng, nó không phải là kem chống nắng, nó không ngăn chặn bức xạ hay tạo ra một ‘tấm khiên’ chống lại tia cực tím”, TS. Nazarian nói thêm.

Chẳng hạn như viên uống chống nắng thương hiệu Heliocare. Thành phần hoạt chất chính của Heliocare là chiết xuất Polypodium leucotomos, có nguồn gốc từ cây dương xỉ ở Trung và Nam Mỹ. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Clinical and Aesthetic Dermatology, tiêu thụ Polypodium leucotomos đúng cách được chứng minh là một “phương tiện hiệu quả để giảm tác hại của tia cực tím”.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng KHÔNG NÊN thay thế hoàn toàn kem chống nắng.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, chúng ta có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng bên cạnh việc thoa kem chống nắng để tăng cường hiệu quả bảo vệ. Không có gì tốt hơn là thoa kem chống nắng SPF từ 30 trở lên trên mặt, cổ, tai, lưng mỗi ngày, sau đó thoa lại nhiều lần trong ngày.

Bạn nên sử dụng kem chống nắng trong bất kỳ thời tiết nào, kể cả mùa Đông, ngày có nhiều mây… Thực tế, vào ban ngày, tia cực tím UV có hại luôn hiện diện. Chúng thậm chí có thể xuyên qua những đám mây đen, cửa kính, cửa sổ… để làm tổn thương làn da của bạn. Vì thế, bạn nên thoa kem chống nắng khi ngồi trong xe hơi hay khi ngồi làm việc bên cửa sổ.

Nếu bạn sử dụng kem chống nắng mỗi ngày với số lượng đủ, thì không cần bổ sung thêm viên uống chống nắng.

Vấn đề về viên uống chống nắng FDA đề cập tới không nằm ở chất lượng hay thành phần, mà nằm ở cách quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.

FDA tuyên bố rằng các công ty có tên nêu trên đã “gây nguy hiểm cho người tiêu dùng bằng cách khiến người tiêu dùng có cảm giác an toàn sai lầm rằng thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa cháy nắng, giảm lão hóa da sớm hoặc ngăn ngừa nguy cơ ung thư da”, từ đó dẫn đến khuynh hướng ít sử dụng kem bôi chống. Điều đó không đủ để bảo vệ con người khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Như FDA kết luận: “Không có viên uống nào có thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng của bạn”.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng