Nếu bị khàn tiếng lâu ngày bạn cần đi khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân
Nghe giọng con đoán trọng bệnh
Khản tiếng - Dấu hiệu giọng nói gặp vấn đề
Khàn tiếng lâu ngày: Vì đâu nên nỗi?
Khản tiếng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
TS.BS Nguyễn Duy Dương - Khoa Thanh Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết:
Chào bạn!
Khản tiếng là bệnh thường gặp ở giáo viên. Bệnh thường xuyên tái phát nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng đắn. Khản tiếng của bạn liên quan nhiều đến yếu tố nghề nghiệp, tuy nhiên việc bỏ nghề không dễ dàng. Vì vậy, việc điều trị và phòng ngừa khản giọng là rất cần thiết. Để đảm bảo công việc của mình bạn cần tự biết điều chỉnh cách nói, âm lượng và tần suất nói của mình trên lớp. Bạn có thể kết hợp đi lại trên lớp khi giảng dạy để không phải lúc nào cũng nói to, nghỉ nói khi học sinh đang làm bài tập. Bên cạnh đó việc phân bổ giờ dạy là rất quan trọng. Sau khi giảng dạy, bạn cần cho thanh quản nghỉ ngơi. Bạn nên súc miệng nước muối, đeo khâu trang tránh bụi, lạnh, uống nước đá, không hút thuốc lá, để bảo vệ hầu, họng thanh quản của bạn, tránh bệnh tái phát
Để phòng tránh mất tiếng, bảo vệ thanh quản cần tránh bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần cổ, không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng.
Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng khàn tiếng vẫn không được cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để khám, bác sỹ sẽ xác định chính xác nguyên nhân bạn bị khàn tiếng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn