Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Cha mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách.

Anh: Nhà hàng đầu tiên cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm vẫn cần muối!

Trẻ ăn dặm vẫn cần muối!

Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?

Dưới 20% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ

Bác sỹ Vũ Thị NamSau 4 – 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng lên. Sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nên mẹ cần phải cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, thời điểm cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chức năng thận và ruột chưa hoàn thiện và việc cho ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như chàm da hoặc suyễn.

Nếu bạn phải đi làm sớm, không có điều kiện cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc bé được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không cân đối... thì mẹ bạn nên cho bé ăn dặm.

Mặc dù cơ quan y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, bạn nên để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ cho bạn khi nào thì bắt đầu. 

Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm: Sau khi bú no sữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm. Trước đây bé nhà bạn ngủ suốt đêm nhưng bây giờ lại thức dậy và đòi bú; Những giấc ngủ ban ngày của bé cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

Theo ý kiến của mẹ chồng bạn thì bé từ 3 tháng tuổi có thể ăn dặm, đây là quan điểm được khá nhiều người trong thế hệ của mẹ bạn áp dụng. Việc cho trẻ ăn nước cơm, mật ong hay nước đường từ khi chào đời không phải là chuyện hiếm nhất là khi mẹ không có sữa, thời điểm cho bé ăn dặm thường bắt đầu từ rất sớm (2 – 3) tháng. Hiện nay, những quan niệm cũ đó vẫn còn tồn tại ở một số gia đình nên số trẻ ăn dặm trước 4 tháng vẫn xảy ra. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể có hại cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là mốc thời gian quan trọng của cả bạn và bé. Do vậy một số bà mẹ lần đầu có con thường khá bỡ ngỡ khi chuẩn bị cho bé ăn dặm. Trước khi chuẩn bị cho con ăn dặm bạn cần tạo thói quen cho con, bạn có thể cho con ăn vào những thời gian nhất định. Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho bé ăn dặm

Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để  xem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.
Bạn có thể cho bé ăn dặm theo gợi ý dưới đây:  
- 6 -7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml
- 8 - 9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
- 10 - 12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml
- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml
- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình
Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.
Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn.

Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị