Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Vaccine miễn phí: Người dân e dè
3 trẻ tử vong không liên quan đến vaccine lao
Rà soát, tiêm vét vaccine sởi cho trẻ 9-12 tháng
11 học sinh nhập viện sau tiêm vaccine Sởi - Rubella
Tiêm vaccine Sởi-Rubella theo khuyến nghị của WHO
Hỏi: Khi nào nên cho trẻ đi tiêm vaccine sởi? (Độc giả giấu tên)
Trả lời:
Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết: "Vaccine sởi được tiêm chủng miễn phí để phòng bệnh sởi cho trẻ. Lịch tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Những nước khác có thể có lịch tiêm vaccine sởi sớm hơn, ví dụ ở Trung Quốc lịch tiêm vaccine sởi là lúc trẻ 8 tháng tuổi. Vaccine sởi cũng có trong các loại vaccine tam liên, tiêm 1 mũi phòng 3 bệnh: sởi - quai bị - rubella, thường được tiêm cho trẻ 12 - 15 tháng tuổi; liều thứ hai được tiêm khi trẻ lên 4 - 6 tuổi nhưng không nên để quá 11 - 12 tuổi vì hiệu quả của vaccine sẽ suy giảm".
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), gia đình nên tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi nếu trẻ sống trong vùng dịch đang bùng phát hoặc trước khi đi đến vùng có dịch.
Các nghiên cứu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch sau tiêm vaccine ở trẻ dưới 6 tháng tuổi cho thấy vaccine có độ an toàn cao, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch thấp và có thể bị trung hòa bởi kháng thể từ mẹ truyền sang. Vì vậy, việc tiêm vaccine sởi sớm trước lịch tiêm chủng không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên những trẻ tiêm vaccine sởi sớm trước lịch tiêm chủng vì bất cứ lý do gì thì cũng cần tiêm lại mũi sởi lúc 9 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo cơ thể trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh sởi.
Vaccine sởi là vaccine có độ an toàn khá cao, phản ứng sau tiêm thường nhẹ chỉ sưng và đau tại chỗ, một số trường hợp có thể sốt nhẹ. Theo WHO, phản ứng sốc phản vệ rất hiếm gặp, khoảng dưới 1/1 triệu trẻ được tiêm.
Một số trường hợp phải tạm hoãn tiêm vaccine sởi:
- Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng;
- Trẻ sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách);
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong vòng 3 tháng;
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày, thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị;
- Mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu;
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những trường hợp trẻ đã được chẩn đoán xác định là mắc bệnh sởi thì không phải tiêm vaccine vì khi mắc bệnh cơ thể trẻ thường có miễn dịch bền vững với các bệnh này. Trong trường hợp bé tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi và chưa được tiêm phòng sởi, việc tiêm phòng sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh sởi hay giảm nguy cơ bị sởi nặng.
Bình luận của bạn