Khô miệng, hôi miệng nguy hiểm hơn bạn tưởng!

Ngoài các bệnh về răng miệng, khô miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Giúp trẻ làm quen với vệ sinh răng miệng

Nho khô: Tốt cho xương, răng và tiêu hóa

Làm gì để miệng hết khô?

Chứng khô miệng, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sỹ Bùi Thị Thu Huyền - Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết: 

Chào bạn!

Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là bệnh lý như nhiều người nhầm tưởng. Khô miệng là tình trạng xảy ra khi bạn không tiết đủ lượng nước bọt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khô miệng, hôi miệng có thể do bạn đang mắc một số bệnh lý về răng miệng như: Cao răng, viêm nướu, sâu răng. Nếu bạn bị khô miệng, hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng thì tốt nhất bạn nên đi gặp nha sỹ để lấy cao răng và chăm sóc nướu định kỳ nhằm giảm lượng vi khuẩn tồn tại trong miệng. 

Nếu bạn đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng khô miệng, hôi miệng thì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác như: Trầm cảm, rối loạn thần kinh, thiếu máu, huyết áp, quai bị hoặc do sử dụng các chất kích thích như rượu, bia trước khi ngủ. Ngoài ra, khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị trầm cảm, mất ngủ, giảm đau, cảm lạnh, béo phì, hen suyễn, tiết niệu,… Nếu khô miệng kèm theo hơi thở có mùi thì có thể bạn đang mắc các bệnh khác như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… Để điều trị khô miệng, hôi miệng trong trường hợp này bạn cần điều trị các bệnh lý đó trước, khi đó tình trạng khô miệng và hôi miệng của bạn sẽ được cải thiện.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị