Dễ cụt tay chân vì biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới

Tiền đái tháo đường có cần điều trị không?

Tại sao người đái tháo đường nên uống nhiều nước?

Biến chứng đái tháo đường nhạc sỹ Thanh Tùng mắc nguy hiểm thế nào?

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn nho không?

Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 10 năm, từ năm 2002 - 2012, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ 2,7% lên 5,4% và ước tính hiện tại Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường. Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh chính là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Hiện có khoảng 16 triệu người Việt Nam hút thuốc, trong số nam giới uống rượu bia có 1/4 uống ở mức nguy hại, khoảng 2/3 số người dân ăn thiếu rau và trái cây và có tới gần 30% thiếu hoạt động thể lực. Sự gia tăng các hành vi nguy cơ đã dẫn tới các rối loạn sinh - chuyển hóa như thừa cân béo phì, rối loạn đường máu, mỡ máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh.

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) năm nay tại Việt Nam với chủ đề Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường tại cộng đồng, Bộ Y tế kêu gọi toàn thể người dân phòng bệnh hơn chữa bệnh, thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường bằng cách can thiệp thay đổi lối sống, kết hợp giữa dinh dưỡng hợp lý với hoạt động thể lực đều đặn, cụ thể:

Một trong những biện pháp dự phòng, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường được các chuyên gia khuyên dùng chính là sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc thảo dược.

- Nếu bị thừa cân hoặc béo phì cần giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, giảm tình trạng béo bụng. Tránh lối sống tĩnh tại, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần. Tập thể dục từ mức độ vừa đến mức độ nặng tùy theo thể trạng, sở thích mỗi cá nhân.

- Chế độ ăn giảm calorie nếu thừa cân, có thể phải giảm lượng chất bột - đường, tăng chất xơ, chế độ ăn hợp lý và lành mạnh không những giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường mà còn giúp giảm các bệnh tim mạch, ung thư... Ngoài ra, giảm muối trong chế độ ăn, tránh uống nhiều rượu, bia, bỏ thuốc lá, tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Ở một số người có nguy cơ mắc bệnh cao như béo phì, rối loạn dung nạp glucose, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, có hội chứng buồng trứng đa nang ngoài thay đổi lối sống thì việc sử dụng thuốc metformin có thể được chỉ định để điều trị phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết