Khói thuốc lá 'bẩn' như những nơi ô nhiễm nhất thế giới
Bắt tay bác sĩ cũng nguy hại như hút thuốc lá?
Nga: Điều chế thành công vaccine chống... hút thuốc lá
Quá nhiều vi phạm quy định cấm hút thuốc lá
Hút thuốc lá tăng nguy cơ nhiễm HPV
Sean Semple, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà của người hút thuốc lá cao bằng hoặc thậm chí hơn mức độ ô nhiễm tại một số thành phố lớn như Bắc Kinh, New York...".
Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu sinh ra PM2.5, gây ô nhiễm không khí trong nhà. PM2.5 là các phân tử vật chất li ti có đường kính dưới 2.5 micrometers, có thể xâm nhập sâu vào phổi và thậm chí là các mạch máu khi hít thở, gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Theo nghiên cứu, mức PM2.5 trong nhà có người hút thuốc khoảng 31 microgram/1m3 không khí – cao gấp 10 lần mức trung bình của “gia đình không khói thuốc” (3 microgram/1m3 không khí).
Bỏ thuốc lá sẽ giúp những thành viên trong gia đình bạn giảm ít nhất 70% lượng khí ô nhiễm
Trung bình, những người sống trong môi trường có khói thuốc lá phải tiếp xúc với các chất độc hại cao gấp 3 lần so với giới hạn tiếp xúc theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính trong suốt cuộc đời, một người sống chung với người hút thuốc sẽ hít phải lượng PM2.5 nhiều hơn người không tiếp xúc với khói thuốc là 6g.
Việc bỏ thuốc lá sẽ giúp những thành viên trong gia đình bạn giảm ít nhất 70% lượng khí ô nhiễm hít vào. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong các gia đình có trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi...
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, mức PM2.5 ngoài trời "an toàn" là trung bình 25 microgram/1m3, đo trong 24 giờ.
Bình luận của bạn