Xử phạt 20 đơn vị vi phạm về an toàn thực phẩm

Xử phạt 5 công ty vi phạm quảng cáo TPCN

Chỉ một tháng, xử phạt 15 công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Xử phạt Metro Thăng Long vì bán mực ống nhiễm khuẩn

Xử phạt 5 công ty TPCN quảng cáo "láo"

Ngày 1/5, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, trong tháng 4/2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt 20 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm .

Theo đó, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong tháng 4 là 358 triệu đồng; Thu hồi hiệu lực 1 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong số các cơ sở bị xử phạt, có 19 công ty vi phạm về quảng cáo, 1 công ty vi phạm về chất lượng. Về mức tiền phạt: 1 công ty bị phạt mức 40 triệu đồng, mức 25 triệu đồng có 5 công ty, mức 20 triệu đồng có 4 công ty, mức 15 triệu đồng có 3 công ty, mức 10 triệu đồng có 6 công ty, mức 8 triệu đồng có 1 công ty.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, cùng với hình thức xử phạt bằng tiền, các công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm bị Cục An toàn thực phẩm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm; Công ty vi phạm về chất lượng phải thu hồi sản phẩm vi phạm.

Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc quảng cáo thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, Cục đang tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Phối hợp, chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; Công bố công khai các cơ sở vi phạm theo quy định.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, có hai trường hợp vi phạm mà các công ty sản xuất, kinh doanh dược, thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng thường hay mắc phải. Một là quảng cáo sản phẩm không được cơ quan y tế xác nhận về mặt thẩm định nội dung. Thứ hai là quảng cáo sản phẩm không đúng với nội dung mà cơ quan y tế thẩm định. Ví dụ, một sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng, khi Cục An toàn thực phẩm xác nhận thẩm định công dụng như đã công bố, thế nhưng khi quảng cáo thực tế thì lại được thêm hàng loạt công dụng khác, giống như "thần dược". Đó là sai quy định và đương nhiên sẽ bị xử phạt.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn