Theo bà Hương, ước tính mỗi năm Việt Nam có 300.000 người bị chó cắn, nhưng có đến 40% không đi tiêm phòng. Chẳng hạn, bệnh nhân Nguyễn Xuân T. (33 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội), và Lưu Văn B. (40 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội), 2 bệnh nhân này đều tử vong giữa tháng 5 vừa qua. Nguyên nhân tử vong là do không tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, mặc dù con chó cắn người đã bị bệnh và tử vong sau đó chỉ vài ngày.
Trong 40 ca tử vong, có 2 người tiêm phòng dại, nhưng trước đó không sơ cứu vết cắn và đi tiêm phòng muộn. Hơn nữa, 2 người này bị vết cắn nặng vùng đầu-mặt-cổ nên đã tử vong khi mới tiêm đến mũi thứ 3 (thông thường phải tiêm đủ 5 mũi).
Nguyên nhân chủ yếu khiến người bị chó, mèo cắn không đi tiêm phòng ngay là do chủ quan, cho rằng chó nhà cắn là bình thường và không cần tiêm. Một số người đi tiêm muộn, tự điều trị bằng thuốc nam, thậm chí không đi tiêm phòng vì không có tiền. Tại một số tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, người dân còn khó tiếp cận với vaccine tiêm phòng dại.
Theo các bác sỹ,
người bị chó, mèo dại cắn khi đã lên cơn dại thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Vì vậy, người bị chó mèo cắn cần sơ cứu ngay bằng cách rửa vết thương dưới vòi
nước sạch trong 15 phút với xà phòng, sau đó dùng tiếp các chất sát khuẩn như:
cồn iốt, rượu, các loại xà phòng, dầu gội, dầu tắm... Chú ý không làm dập nát
vết thương, tránh khâu kín, trừ trường hợp bất khả kháng. Sau đó đến ngay cơ sở
y tế để được nhân viên y tế tư vấn và tiêm phòng nếu cần thiết. Bên cạnh đó, tiêm phòng cho chó là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tử vong do bệnh dại.
Bình luận của bạn