BS Cúc Hương cho biết: Gần đây, một bộ phận nữ văn phòng bị mắc bệnh lao có chiều hướng tăng. Nếu so với cơ cấu bệnh tật trước đây, bệnh lao "tấn công" phụ nữ lao động vất vả, thể lực yếu, dinh dưỡng không đầy đủ... thì nay, đã chuyển hướng sang phụ nữ trí thức. Hầu hết họ đều không hiểu lý do mắc phải căn bệnh này? BS Cúc Hương giải thích: Nữ làm văn phòng có công việc, điều kiện sống tốt, nhưng lại làm việc trong phòng điều hòa cả buổi, áp lực công việc, chế độ dinh dưỡng kiêng kem quá mức... Đó là những tác nhân gây bệnh lao ở nữ giới và đặc biệt, bệnh lao dễ mắc ở phụ nữ có các bệnh mãn tính kèm theo như đái tháo đường, suy gan, thận...
Các chị em cũng cần lưu ý là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dễ nhiễm lao hơn các lứa tuổi khác. Đó là do sự thay đổi trong các nội tiết tố oestrogen, progesteron... và sự thay đổi của cơ thể để nuôi thai nhi khiến cho việc "đề kháng" của cơ thể kém hơn, tạo môi trường cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động.
Kháng thuốc - rào cản lớn
Rào cản lớn nhất trong chống lao tại cộng đồng chính là bất hợp tác của người bệnh và người nhà. Bà Đỗ Thị Mai - tình nguyện viên ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm - vào gia đình có người nghi nhiễm lao đã không ít lần bị từ chối, thậm chí có gia đình nhác thấy đã nói tránh bệnh nhân đi vắng. Thậm chí, ngay người nhà của các tình nguyện viên đã phản đối vì sợ bị lây nhiễm bệnh lao cho người thân của mình... Chính vì không hiểu về bệnh nên ngay cả khi đã uống thuốc điều trị, nhiều người không tuân thủ hoặc bỏ thuốc.
Thực tế này ở Hà Nội và cũng là nỗi lo chung của các BS làm công tác chống lao. Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là lao kháng đa thuốc. Tổ chức Y tế thế giới nhận định: VN là một trong những quốc gia có gánh nặng lao kháng thuốc cao. Tại VN, tỉ lệ lao kháng thuốc tăng lên là 32,5% kháng một vài thuốc và 2,3% kháng đa thuốc... Không ít người bệnh dùng thuốc chống lao vài tháng, thấy khỏe hơn đã ngừng uống thuốc. Khi kháng thuốc thì bệnh không thể chữa khỏi nữa.
Bình luận của bạn