Tính cách ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày như thế nào?

Mỗi người sẽ sở hữu một dạng tính cách riêng biệt

Đi tìm hình thức tập luyện phù hợp với cá tính

Cách nắm tay tiết lộ điều gì về bạn?

7 loại tính cách và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của bạn

Màu lông có thể là yếu tố ảnh hưởng đến tính cách của mèo cưng?

Tính cách hình thành từ đâu?

Khái niệm “cá tính” bắt nguồn từ Latin persona, ban đầu dùng để chỉ chiếc mặt nạ sân khấu giúp diễn viên nhập vai. Ngày nay, khái niệm này được dùng để mô tả đặc điểm tâm lý ổn định của một người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tính cách là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố sinh học (di truyền, thần kinh, nội tiết) và môi trường (giáo dục, trải nghiệm, văn hóa). Những gì ta tiếp xúc từ nhỏ như cách cha mẹ nuôi dạy, các mối quan hệ xã hội, thậm chí những khó khăn từng trải qua đều góp phần định hình tính cách theo thời gian.

Các đặc điểm cơ bản của tính cách

Tuy mỗi người có cá tính riêng biệt nhưng tính cách thường được nhận diện qua một số đặc điểm phổ biến:

- Tính nhất quán: Mỗi người thường hành xử theo cách tương đối ổn định trong nhiều tình huống khác nhau.

- Ảnh hưởng song song giữa tâm lý và sinh lý: Dù tính cách là khái niệm tâm lý, nó có liên quan tới hoạt động của não bộ, hormone và nhu cầu sinh học.

- Tác động đến hành vi: Cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đặc điểm tính cách.

- Biểu hiện đa dạng: Tính cách thể hiện không chỉ qua hành vi mà còn qua cảm xúc, suy nghĩ, các mối quan hệ thân thiết và tương tác xã hội.

Phân loại tính cách theo kiểu

Một số lý thuyết cho rằng con người có thể được chia thành một số kiểu tính cách cơ bản. Một cách phân loại phổ biến là chia thành 4 nhóm:

- Kiểu A: Cạnh tranh, cầu toàn, dễ căng thẳng, đặt mục tiêu cao, có xu hướng làm việc quá sức.

- Kiểu B: Điềm đạm, linh hoạt, sáng tạo, ít căng thẳng, dễ thích nghi và kiên nhẫn.

- Kiểu C: Tận tâm, tỉ mỉ, nhưng khó thể hiện cảm xúc và dễ giữ mọi thứ trong lòng.

- Kiểu D: Lo âu, bi quan, tránh giao tiếp xã hội, thiếu tự tin, dễ rơi vào trạng thái ảm đạm.

Tính cách theo mô hình 16 nhóm (Myers–Briggs)

Định hướng nghề nghiệp theo 16 nhóm tính cách của MBTI

Định hướng nghề nghiệp theo 16 nhóm tính cách của MBTI

Chỉ số tính cách Myers-Briggs (MBTI) dựa trên 4 trục: hướng nội (introversion)  – hướng ngoại (extraversion), lý trí (thinking) – cảm xúc (feeling), cảm nhận (sensing) – trực giác (intuition) và phán đoán (judging) – nhận thức (perceiving). Mỗi người sẽ được xếp vào một trong 16 nhóm tính cách. Ví dụ:

- ISTJ: Hướng nội, suy nghĩ logic, tổ chức tốt.

- INFP: Nhạy cảm, sáng tạo, hướng về cảm xúc và giá trị cá nhân.

- ESTJ: Quyết đoán, nguyên tắc, có xu hướng kiểm soát.

- ENFJ: Nhiệt tình, quan tâm đến người khác, giàu lòng trắc ẩn.

Dù không mang tính chẩn đoán y khoa nhưng MBTI được ứng dụng rộng rãi trong tư vấn nghề nghiệp, giao tiếp và phát triển bản thân.

Tính cách và sự tác động đến đời sống

Tính cách không chỉ là cách ta thể hiện bản thân mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của cuộc sống. Người hướng ngoại có thể thích những công việc giao tiếp rộng rãi, trong khi người hướng nội phù hợp với môi trường làm việc yên tĩnh. Người tận tâm có xu hướng làm việc có kế hoạch, kiên trì, ít khi bỏ cuộc giữa chừng.

Tính cách còn liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số nghiên cứu cho thấy người có mức rối loạn cảm xúc cao dễ gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, và cũng dễ bị căng thẳng kéo dài. Ngược lại, người cởi mở và lạc quan thường có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Ở mức độ cực đoan, một số đặc điểm tính cách có thể dẫn tới rối loạn nhân cách gây ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ, công việc, hoặc đời sống cá nhân. Các dạng rối loạn này bao gồm:

- Rối loạn nhân cách hoang tưởng: Luôn nghi ngờ, không tin tưởng người khác.

- Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD): Cảm xúc bất ổn, khó kiểm soát hành vi, dễ có hành vi tự gây hại.

- Rối loạn nhân cách tự luyến (NPD): Tự đề cao bản thân quá mức, thiếu thấu cảm.

- Rối loạn nhân cách tránh né, phụ thuộc, ám ảnh cưỡng chế, v.v.

Người mắc rối loạn nhân cách có thể không nhận ra sự bất thường vì các đặc điểm đó đã trở thành một phần cố định trong cách họ nhìn thế giới và hành xử. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bản thân thường xuyên gặp khó khăn trong mối quan hệ hoặc cuộc sống, việc trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần là điều nên làm.

Lý do là bởi, tính cách có thể là thứ bẩm sinh, nhưng không hoàn toàn bất biến. Nhờ sự hỗ trợ phù hợp, con người vẫn có thể phát triển, thích nghi và học cách điều chỉnh phản ứng của mình với môi trường sống. Hiểu rõ về bản thân mình là ai, có xu hướng gì, phản ứng như thế nào,… sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn trong công việc, mối quan hệ, và cả hành trình phát triển cá nhân.

 
Hà Chi (Theo VeryWellMind)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội