Đường ruột của người không được thiết kế để "mở cửa" hoàn toàn khi chúng ta ngồi bệt
Trẻ đại tiện ra máu có thành bệnh trĩ?
Cách khắc phục tình trạng bé đại tiện khó
Phân sống: Nguyên nhân và cách điều trị?
Massage 4 huyệt giúp chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả
Trong cuốn sách Charming Bowels (tạm dịch: Hãy đối xử tốt với đường ruột) đang "gây sốt" tại Đức của Giulia Enders, nhà vi sinh học giải thích rằng việc ngồi xí bệt đi đại tiện khiến cho quá trình đào thải phân kéo dài thêm. Vì khi đứng hay ngồi thẳng, trực tràng không được mở ra hoàn toàn mà bị thắt nút. Chính điều này làm hậu môn chịu áp lực và phân không được xả sạch hoàn toàn. Thói quen này có thể là nguyên nhân khiến nhiều người phương Tây mắc bệnh trĩ hoặc viêm ruột thừa hơn ở châu Á.
Theo TS. BS. Enders, hệ thống dạ dày - ruột là "cố vấn quan trọng nhất của bộ não", ảnh hưởng tới mọi thứ, từ sức khỏe tâm thần cho đến sức khỏe tiêu hóa. Cách mà con người đại tiện lại ảnh hưởng trực tiếp tới đường "vị cố vấn" này.
Khi chúng ta sử dụng bệ xí bệt, cơ mu trực tràng sẽ kéo trực tràng, tạo thành đường quanh co, kéo dài thời gian đại tiện (trái). Ngược lại, tư thế ngồi xổm giúp thư giãn cơ mu trực tràng, giữ thẳng trực tràng và tạo ít áp lực xuống phần mông hơn, khiến việc xả rỗng ruột nhanh chóng và ít gây hại hơn (Ảnh: Daily Mail)
"Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người ngồi xổm đi đại tiện, họ hầu như không mắc bệnh viêm ruột thừa hoặc bệnh trĩ", bà Enders cho hay, cách giả xả rỗng ruột tốt nhất là ngồi xổm. Điều này là vì, cơ chế đóng khép của đường ruột không được thiết kế để "mở cửa" hoàn toàn khi chúng ta ngồi bệt hoặc đứng. Nó giống như một chiếc ống vòi có chỗ thắt nút.
Khi chúng ta ngồi bệt hoặc đứng, cơ mu trực tràng quanh đoạn cuối đường ruột sẽ kéo trực tràng, tạo thành đường quanh co, kéo dài thời gian đại tiện. Ngược lại, tư thế ngồi xổm giúp thư giãn cơ mu trực tràng, giữ thẳng trực tràng và tạo ít áp lực xuống phần mông hơn, khiến việc xả rỗng ruột nhanh chóng và ít gây hại hơn.
Theo một số chuyên gia, tất cả chúng ta đều ngồi xổm cho tới tận giữa thế kỷ 19. "Theo bản năng, trẻ sơ sinh đi đại tiện theo tư thế ngồi xổm, phần lớn dân số trên thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào, người phương Tây bị thuyết phục rằng ngồi xí bệt văn minh hơn", Joseph Mercola - một bác sỹ người Mỹ cho biết, "Tuy nhiên, ngồi xổm là tư thế tự nhiên lâu nay, ép sát đầu gối với thân trên hơn, thay đổi khoảng cách giữa đường ruột và cơ hậu môn, tối ưu hóa chúng trong quá trình đại tiện".
Trong cuốn sách của mình, TS. Enders còn hướng dẫn cách thay đổi tư thế từ ngồi bệt sang ngồi xổm mà không cần phải thay mới nhà vệ sinh. Vì đa phần người dân phương Tây sử dụng nhà vệ sinh ngồi bệt, nên cần đặt hai bàn chân lên một vật cao hơn mặt đất để đầu gối ép vào cơ thể và người hơi nghiêng về trước.
TS. Enders cho rằng hệ tiêu hóa là nơi ít được quan tâm nhất của cơ thể. Chúng ta thường xuyên bỏ qua những tín hiệu khi cần "xì hơi" hay đại tiện của hệ tiêu hóa vì một lý do nào đó. Chính thái độ “lơ là” khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh nghiệm trọng về tiêu hóa và đường ruột.
Bình luận của bạn