“Xì hơi” nhiều, có đáng lo?

"Xì hơi" có mùi hôi ảnh hưởng đến người xung quanh

Cẩn thận với thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng

Sản phẩm thời trang nổi tiếng đầy hóa chất độc hại

Những loại thực phẩm gây đầy hơi

10 cách đơn giản chữa đầy hơi, trướng bụng

“Xì hơi” do thói quen ăn uống

Hiện tượng “xì hơi” là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn. Ở một số người, hơi bị nhiều hơn người khác nên “xì hơi” liên tục và thậm chí phát ra tiếng ồn, gây bất tiện.

Nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, hoa quả, đặc biệt khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường "xì hơi" nhiều hơn. Hoặc do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng "xì hơi" nhiều lần.

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng “xì hơi” quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống. Thực tế, ai cũng phải "xì hơi" vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt. 

Để giảm bớt hiện tượng này nhằm tránh bất tiện, bạn không nên ăn nhiều các loại đậu, các loại ngũ cốc, cải bắp, các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, mắm tôm... trước khi đến chốn đông người, các buổi hội họp lâu dài.

Phần lớn "xì hơi" là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá hoạt động bình thường

Khi “xì hơi” là biểu hiện của bệnh

Về bản chất, “xì hơi” là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với một số người thì "xì hơi" nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...

Bạn hãy để ý, trong trường hợp chứng “xì hơi” nặng mùi xảy ra quá nhiều với các triệu chứng kèm theo thì cần phải tham vấn ý kiến bác sỹ. Một số dấu hiệu khó chịu của chứng “xì hơi” là biểu hiện của bệnh gồm: Xảy ra thường xuyên, không thể kiểm soát; Nhiều mùi khó chịu phát ra kèm hiện tượng “xì hơi”; Thường xuyên có mùi hôi; “Xì hơi” kèm co thắt bên trong bụng.

Ngoài ra, “xì hơi” kèm theo các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt, có thể nghĩ tới bị viêm ruột già. Chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: Đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.

Nếu bị “xì hơi” thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. 

Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa