Thể dục cho người bị bệnh trĩ

Bẹnh trĩ có thể nặng hơn nếu như người bệnh vận động và tập thể dục không đúng cách

Đừng nhầm ung thư với bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi!

Có đến 60% dân số Việt Nam bị mắc bệnh trĩ?

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ ngoại

1. Nâng và tập tạ

Nâng tạ và các bài tập tạ có thể khiến cho khối trĩ tụt ra ngoài mà bạn không thể kiểm soát vì khi tập tạ, chúng ta thường phải gồng bụng và nín thở, khiến áp lực ổ bụng tăng đột biến. Sự gia tăng áp lực ổ bụng làm tăng lực đẩy xuống hậu môn, vị trí búi trĩ. Búi trĩ có thể thò ra ngoài khi bạn bị trĩ ngoại độ 3. Sự tăng áp lực ổ bụng đã được xác nhận là yếu tố góp phần gây ra trĩ.

Nếu bạn đang bị trĩ tốt nhất nên loại bộ môn này khỏi danh sách các môn thể thao của bạn. Nếu vẫn muốn tập tạ, bạn chỉ nên chọn tạ có khối lượng không quá 1/3 khối lượng của cơ thể. Không tập trong tư thế ngồi hoặc đứng, mà nên tập trong tư thế nằm ngửa để giảm tải tác động xấu đến tình trạng bệnh.


Bệnh trĩ có các dấu hiệu như đau rát hậu môn, đại tiện ra máu, ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn…Không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh. Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 - 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.

2. Chạy nhanh

Những môn thể thao phải vận động nhiều và chạy nhanh như marathon, đá bóng có tác dụng rèn cho cơ chân co nhanh hơn, mạnh hơn, cơ thể dẻo dai hơn. Về mặt lý thuyết thì nó có lợi cho bệnh trĩ vì đánh tan sự ứ trệ máu ở búi tĩnh mạch giãn làm tĩnh mạch không bị giãn thêm. Nhưng trên thực tế, lợi ích không bù lại cái hại mà nó gây ra. Bởi, để chạy được nhanh chúng ta cần căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng. Áp lực này có thể tăng lên gấp 2 - 3 lần so với thông thường. Đây là một thử thách đối với bệnh nhân trĩ. Hơn thế nữa, tốc độ trong chạy nhanh làm cọ xát hậu môn gây đau rát.

Những người bị bệnh trĩ không nên thực hiện những bài tập chạy nhanh

3. Tập cơ bụng

Trong quá trình thực hiện bài tập cơ bụng, khi gập xuống, cơ thể ở trong tư thế nhịn hơi, áp lực sẽ dồn toàn bộ vào khung chậu, trực tràng. Điều này không chỉ làm tăng áp lực ổ bụng mà còn làm cho máu kém lưu thông, khiến bệnh nặng hơn.

4. Thiền và yoga

Về cơ bản, ngồi thiền và yoga giúp trấn an thần kinh, đặc biệt tốt cho những người có dạng biểu hiện của kích thích thần kinh như stress, tăng huyết áp, hoảng sợ, hưng cảm, lo lắng… Nó cũng giúp hoạt hoá hệ thần kinh phó giao cảm nên tốt cho các bệnh như đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá, trấn an tinh thần.

Tuy nhiên, để hai hình thức luyện tập này phát huy tác dụng phải tập đủ bài và thời gian khá dài, thường thì phải tập hàng giờ. Cũng chính vì điều này mà thiền và yoga trở thành bài tập không phù hợp cho người bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu bị trĩ.

Thiền và yoga trở thành bài tập không phù hợp cho người bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu bị trĩ

Ngồi lâu khiến cho máu phần hậu môn lưu thông chậm, máu gần như bị ứ lại, tuần hoàn rất chậm, khiến tĩnh mạch bị giãn thêm, khiến bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, thay vì tập ngồi thiền, bệnh nhân trĩ chỉ nên đứng dậy, cử động chân nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy hậu môn đỡ bị tức nặng.

Bảo Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa