Số người mắc bệnh rối loạn tâm thần đã gia tăng trong vài năm gần đây
Bệnh tâm thần – Điều trị sớm để có hiệu quả tốt
Bệnh tâm thần – Điều trị sớm để có hiệu quả tốt
Phát hiện mới trong việc chữa bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần: Thiếu kiểm soát và điều trị, còn nhiều vụ án thương tâm
Gia đình không chia sẻ: Học sinh mắc bệnh tâm thần tăng
Trong năm 2014 bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 4.879 bệnh nhân bị tâm thần phân liệt - hoang tưởng, 3.550 bệnh nhân rối loạn thần kinh liên quan đến stress. So với năm trước, hiện tại bình quân mỗi tháng số bệnh nhân đi khám và điều trị tăng khoảng từ 30 - 50 người.
Đặc biệt, nhiều bệnh nhân đến khám đã mắc bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) có triệu chứng hoang tưởng ảo giác. Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn nhầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.
Người bệnh thường có ý nghĩ hoặc hay nói về các sự việc không có trong thực tế. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức). Bệnh nhân có những rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc. Đặc biệt, bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế...
Tuy nhiên, bệnh hoang tưởng rất khó chẩn đoán bởi biểu hiện của người bệnh rất phức tạp. Cũng không giống như những bệnh tâm thần khác, bệnh hoang tưởng thường tới bất ngờ, mặc dù trước đó một thời gian người bệnh có thể có những biểu hiện khác thường như bị mất ngủ. Khi lên cơn, người bệnh thường kể cho mọi người thân rằng mình bị rình rập, theo dõi, đe dọa, bị ma ám hoặc vừa nhận được một nhiệm vụ đặc biệt... Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có những hành động có hại cho bản thân hoặc cho người khác, sau đó thường có xu hướng lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi.
Theo BS. Sinh, tâm thần phân liệt là một rối loạn có thể điều trị được và người bệnh có thể làm việc và sống bình thường với nhân viên y tế, với người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, ngày nay, cách nhìn nhận và thái độ của cộng đồng đối với người bệnh tâm thần đã thay đổi rất nhiều nhờ sự tiến bộ của khoa học. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh không còn.
Đặc biệt, để muốn biết chính xác có mắc bệnh rối loạn tâm thần hay không, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, như vậy bệnh mới nhanh thuyên giảm và khả năng phục hồi sẽ càng cao.
Bình luận của bạn