Đây là thông tin do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đưa ra tại lễ hưởng ứng ngày phòng chống viêm gan thế giới 2014 diễn ra sáng 28/7 tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ (Hà Nội).
Hiện, tỷ lệ bệnh viêm gan virus C tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng do phần lớn người dân cũng như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh, không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan.
Xét nghiệm máu là cách hữu hiệu để phát hiện sớm virus viêm gan CBệnh viêm gan virus, đặc biệt là bệnh viêm gan mạn tính do virus viêm gan C đang là mối lo ngại đối với sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1/3 số người viêm gan C mạn tính có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan hoặc xơ gan.
Ngoài yếu tố nguy cơ dễ lây nhiêm cao trong cộng đồng, hầu hết người bị nhiễm loại virus này không có biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu, có thể vài chục năm sau (cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan) thì người bệnh mới biết mắc bệnh.
Thông tin cần biết về viêm gan virus C Virus viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch tiết. Tren thế giới có khoảng 185 triệu người nhiễm virus viêm gan C mạn tính với khoảng 350 ngàn người tử vong và 3-4 triệu người nhiễm mới mỗi năm. Virus viêm gan C là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xơ gan và ung thư gan, dù trên thực tế bệnh nhân có thể được điều trị khỏi. Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan C: - Đối tượng tiêm chích, hút hít ma túy, ngay cả dùng một lần - Nhân viên y tế hay những người làm các công việc phải tiếp xúc với kim tiêm, dịch nhầy có máu nhiễm virus viêm gan C - Từng trải qua các thủ thuật y tế: Truyền máu, các sản phẩm từ máu, lọc máu do suy thận, tái sử dụng kim tiêm hay ống tiêm - ống thông hoặc các trang thiết bị y khoa khác - Khám chữa răng với dụng cụ không tiệt trùng - Châm cứu, chích lễ, xăm da, các thủ thuật thẩm mỹ - Có mẹ nhiễm virus viêm gan C - Bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở gan (men gan tăng cao, vàng da,...) - Tình dục không an toàn - Người bị nhiễm HIV |
Bình luận của bạn