Hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ miễn phí

Các tiêu chuẩn bắt buộc để được lưu trữ

Những điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ là: Bà mẹ không mắc một trong các bệnh truyền nhiễm lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, HIV... tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không sốt, không bị nhiễm trùng. Chỉ số về thể tích hồng cầu (biết được ở tuần thứ 36 khi xét nghiệm làm hồ sơ sinh) đạt trên 80g/l. Thể tích máu cuống rốn khi lấy được phải đạt mức 160-280mg.

Chính vì thế, hơn 2 tháng qua, chỉ có hơn 100 mẫu máu cuống rốn - tương đương 2/3 số mẫu lấy được đủ tiêu chuẩn để đưa về Viện HH & TM TƯ xử lý quy trình tiếp theo.

Kỹ thuật viên đang tiến hành thu thập mẫu máu dây rốn ngay khi vừa cắt rốn cho em bé

Trước đó, dây rốn được coi như một loại rác thải y tế, nay có thể được tách chiết và đưa vào lưu trữ, để sau này có thể sử dụng như một liệu pháp nhiều căn bệnh về máu, tim, khớp như các ứng dụng hiện nay một số BV đã thực hiện. Vì vậy, phần lớn bà mẹ khỏe mạnh và đủ điều kiện đều sẵn sàng cho dây rốn của trẻ.

Người dùng phải chi trả chi phí kỹ thuật nếu sử dụng

Việc chữa bệnh tế bào gốc cuống máu rốn được đánh giá là cơ sở cho phương pháo chữa bệnh trong tương lai vì đây là nguồn tế bào gốc an toàn , không có tế bào dị nguyên.

Hiện tại, 60 bác sĩ, nữ hộ sinh làm việc tại BV Phụ sản đều đã được đào tạo về phương thức tư vấn và cách lấy máu cuống rốn. Tuy nhiên, hiện mỗi ngày, Viện HH & TM TƯ mới chỉ có thể xử lý 4-6 mẫu máu cuống rốn/ngày nên BV Phụ sản Hà Nội cũng mới chỉ dừng lại ở con số này.”

Theo Th. S Trần Ngọc Quế - GĐ Ngân hàng Tế bào gốc (TBG), Viện HH & TM TƯ: “Các mẫu cuống rốn này về đến Viện HH & TM TƯ tiếp tục được đo số lượng tế bào có nhân (bạch cầu), kiểm tra xem có bệnh lý huyết sắc tố (thalassemia..) hay không rồi mới đưa vào tiếp tục xử lý, tách chiết và lưu trữ đông lạnh ở nhiệt độ âm 196 độ C. Các mẫu được đưa vào lưu trữ đều được thông báo với bà mẹ để sau này, nếu họ cần dùng, có thể liên hệ với ngân hàng TBG. Hiện Viện HH & TM TƯ chưa thu phí với việc lưu trữ này. Người sử dụng chỉ phải chi trả các chi phí kỹ thuật.

Hiện nay là giai đoạn tích lũy cho ngân hàng TBG máu cuống rốn. Dự kiến, năm đầu tiên, ngân hàng sẽ lưu trữ được 500 mẫu và hàng năm tăng lên 1.000-1.500 mẫu, duy trì đều đặn đến mức trữ đạt 5.000 mẫu.


CTV1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn