Theo đó các kỹ sư của hãng Panasonic đã phát triển phát
triển robot giường nằm thế hệ mới Roboticbed và Resyone, một dạng biến thể cải
tiến của cánh tay robot nâng bệnh nhân TAR1, 2 và 3 mà hãng đã phát triển trong
những năm qua.
Roboticbed là thành quả của dự án phát triển các ứng dụng thực tiễn của robot dịch
vụ giai đoạn 2009-2013 của Panasonic. Trong khi đó, Resyone là robot hỗ trợ các
điều dưỡng viên và nhân viên phục vụ tại các nhà dưỡng lão và trung tâm người
khuyết tật nằm trong dự án phát triển thiết bị chăm sóc tự động hoá do Bộ Kinh
tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đồng tài trợ.
Roboticbed sử dụng cảm ứng lazer để lắp ghép chính xác “ghế” robot vào giường
Tuy có ít tính năng tự động hoá và chỉ sử dụng các nút bấm điều khiển
bên ngoài thiết bị nhưng Resyone lại có khả năng phổ biến rộng hơn, hỗ
trợ trợ đắc lực cho các điều dưỡng viên và nhân viên phục vụ tại các
trung tâm y tế, nhà dưỡng lão và trung tâm người khuyết tật. So với việc
dùng tời hiện khá phổ biến tại các trung tâm chăm sóc ở các nước phát
triển như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Resyone có nhiều ưu điểm hơn.
Bàn điều khiển của Roboticbed với các ký tự dễ hiểu.
Nắm bắt được xu hướng này, các hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản, trong đó có Panasonic, đã đầu tư nghiên cứu và phát triển các thiết bị ứng dụng và robot có giá trị thực tiễn cao nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng của thị trường.
Bình luận của bạn