Con đỉa dài gần 20 cm sống 1 tháng trong mũi thanh niên
Gắp con đỉa 20cm trong bàng quang thiếu niên
Đầu tư 271 tỷ đồng xây Văn Miếu hoành tráng thờ Khổng Tử
Nhân chuyện Hồ Ngọc Hà bị tố giật chồng: Yêu ai, lấy ai, bỏ ai là chuyện của người ta!
Ngày 17/6, Bệnh viện Quận 2 TP.HCM cho biết nơi đây vừa thực hiện thủ thuật gắp con đỉa chui vào mũi. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng chảy máu mũi, cảm giác có gì vật thập thò ngay cửa mũi.
Qua thăm khám, kiểm tra, các bác sỹ phát hiện và nội soi gắp ra con đỉa dài 4,5cm trong mũi bệnh nhân, đồng thời rửa mũi sát khuẩn, trả lại chức năng hô hấp cho người bệnh.
Bệnh nhân cho biết trước khi đến bệnh viện một tuần, anh có đi tắm suối tại Bình Dương. Sau khi về nhà, anh liên tục bị ngứa ngáy ở mũi, cảm giác có vật gì đó thập thò bên trong, máu mũi cứ tự nhiên chảy ngày càng nặng cho đến khi được phát hiện.
Theo các bác sỹ, đỉa sống ở dưới nước ngẫu nhiên chui vào cơ thể người khi uống nước qua đường miệng. Khi uống nước lã, đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi. Nếu chúng ta hít sâu, đỉa có thể xuống tới phế quản. Đỉa thường bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản.
Triệu chứng thường gặp là chảy máu liên tục do đỉa tiết ra chất hirudin có tác dụng chống đông máu khiến bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Triệu chứng chảy máu được phát hiện dưới các hình thức chảy máu mũi, ho ra máu, nôn ra máu. Nếu đỉa bám vào thanh quản, bệnh nhân ho liên tục, đờm có chất nhầy, máu; người bệnh bị đau ngực, khó thở, tím tái, đôi khi khàn tiếng.
"Việc điều trị được xử trí tùy theo từng trường hợp. Khi bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít vào chất có mùi cay, mùi hăng. Nếu đỉa bám ở vùng nông, có thể dùng ống soi để gắp đỉa ra. Trong trường hợp đỉa bám sâu, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên biệt để gắp đỉa ra", một bác sỹ cho biết.
Bình luận của bạn