Kinh nguyệt kéo dài và thất thường do nguyên nhân nào?

Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là gì, phải làm sao?

Bị rong kinh phải điều trị thế nào?

Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có nguy hiểm?

Rong kinh kéo dài - Nỗi ám ảnh của phụ nữ tiền mãn kinh

Bác sỹ CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: Nếu bạn có hành kinh 3 ngày và vài ngày sau ra máu màu nâu nhạt thì đây là kiểu kinh nguyệt bình thường. Nhưng nếu bạn đã có hành kinh hết 3 ngày và tháng sau tiếp tục hành kinh hơn 1 tuần chưa hết thì đây có thể là rối loạn kinh nguyệt. 

Đôi khi kinh nguyệt sẽ có những dấu hiệu bất thường như mất kinh hoặc rong kinh quá lâu. Hiện tượng này gọi chung là rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em. Tình trạng mà bạn đang gặp phải có thể là rong kinh. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn chu kỳ bình thường. 

Có 2 loại rong kinh là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. Rong kinh cơ năng là hệ quả của những rối loạn trong sự điều hòa hoạt động của các hormone sinh dục nữ. Nguyên nhân rong kinh ở mỗi lứa tuổi sẽ khác nhau. Rong kinh thường gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối tại thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. 

Rong kinh thực thể là biểu hiện khi có những tổn thương, bệnh lý thực sự tại tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cungpolyp nội mạc tử cung, tăng sinh niêm mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi,...

Bên cạnh đó, rong kinh còn có nguyên nhân từ nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung,... Những chấn thương trên đường sinh dục, dị vật đường sinh dục cũng gây ra rong kinh.

Ngoài ra, rong kinh cũng là triệu chứng của các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, bệnh tuyến giáp, xuất huyết giảm tiểu cầu hay các rối loạn đông máu, bệnh tự miễn, bệnh bạch cầu, bệnh gan, bệnh thận... và do sử dụng thuốc như estrogen, aspirin, heparin, tamoxifen,... 

Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Tình trạng ra máu kéo dài sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.

Do vậy, trong trường hợp của bạn nếu bị rong kinh thì bạn nên đến gặp bác sỹ sản phụ khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng của mình.  

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị