Rong kinh kéo dài - Nỗi ám ảnh của phụ nữ tiền mãn kinh

Rong kinh kéo dài gây thiếu máu, mệt mỏi

5 chứng bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Những điều cần lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt

Xấu đẹp gì đều do kinh nguyệt xui khiến!

Kinh nguyệt thay đổi thế nào khi sắp mãn kinh?

Rong kinh là kinh nguyệt chảy mãi không ngừng?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh là 3 – 5 ngày. Lượng máu kinh mất khoảng 30 – 50ml, nhiều nhất có thể là 80ml. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có lẫn nhiều vụn của tế bào niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung.

Nếu thời gian hành kinh kéo dài 7 ngày trở lên, lượng máu kinh mất trên 80ml, y khoa gọi là rong kinh.

Nguyên nhân rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh

Cũng giống như thời kỳ mới dậy thì, thời kỳ tiền mãn kinh đánh dấu sự thay đổi lớn với cơ thể người phụ nữ. Nếu như khi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động thì đến tuổi tiền mãn kinh (sau tuổi 35), buồng trứng bắt đầu thoái hóa dần, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Giai đoạn này, hormone sinh dục nữ, cụ thể là hormone estrogen bị rối loạn, gây ra rong kinh.

Ở tuổi tiền mãn kinh, tình trạng rong kinh kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn tới ung thư nội mạc tử cung trong trường hợp có quá sản nội mạc tử cung, mặc dù tình trạng quá sản ban đầu là lành tính.

Ngoài giai đoạn tiền mãn kinh, rong kinh còn có thể gặp ở các em gái mới dậy thì, phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh phụ khoa.

Em gái mới dậy thì: Khi bắt đầu có kinh nguyệt (trung bình là 12 – 13 tuổi), vòng kinh của các em gái không đều, bởi lúc này hoạt động của trục não bộ - tuyến yên – buồng trứng chưa điều hòa, có thể có hiện tượng phóng noãn hoặc không, lượng hormone sinh dục cũng chưa được ổn định, nên dễ xảy ra hiện tượng rong kinh.

Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh nở, người phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở cổ tử cung, âm đạo, tử cung gây ra rong kinh.

Do mắc bệnh phụ khoa: Viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, các bệnh ung thư tử cung, cổ tử cung, nội mạc tử cung…

Rong kinh gây hại gì?

Rong kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm âm đạo. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm đạo vào buồng tử cung và có thể lan lên vòi trứng gây viêm phần phụ.

Rong kinh chảy nhiều máu cũng gây thiếu máu nặng. Không những thế, bác sỹ Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội còn khẳng định: Rong kinh còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết… Những căn bệnh trên nếu không phát hiện kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy kịch có thể gây tử vong.

Để chữa rong kinh có rất nhiều cách. Nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian vì tính an toàn cao, không sợ tác dụng phụ như thuốc Tây. Bên cạnh đó, để kinh nguyệt điều hòa, ngoài việc uống điều kinh, chị em cũng nên bổ sung thêm hoạt chất sinh học Pregnenolone – tiền hormone nội tiết tố sinh dục, kích thích cơ thể sản sinh ra các hormone đang thiếu hụt, giúp ổn định hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Chị em có thể bổ sung hoạt chất sinh học này qua việc dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa đảm bảo an toàn lại không lo tác dụng phụ. 

An An H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa