Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có nguy hiểm?

Rong kinh kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Chữa rong kinh tại nhà, phòng ung thư tử cung

Rong kinh kéo dài - Nỗi ám ảnh của phụ nữ tiền mãn kinh

Rối loạn nội tiết – "Thủ phạm" gây mất kinh, vô kinh

Rối loạn nội tiết – Kẻ thù tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ

Bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế, trả lời:

Chào em!

Trước hết, tôi xin khẳng định, số ngày có kinh nguyệt kéo dài 15 ngày là không bình thường. Bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 đến 5 ngày. Lượng máu kinh mất khoảng 30 – 50ml, nhiều nhất là 80ml. Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi lớn hơn 80ml là bị rong kinh.

Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở các em gái mới dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, phụ nữ tiền mãn kinh.

Trong trường hợp của em, rong kinh có thể là do trục trặc trong hoạt động của buồng trứng ở giai đoạn tiền mãn kinh, làm rối loạn hormone sinh dục gây ra rong kinh. Cũng không loại trừ khả năng viêm nhiễm phụ khoa gây ra.

Rong kinh không điều trị hoặc điều trị không triệt để có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như thiếu máu, mệt mỏi, cơ thể xanh xao, nhức đầu, chóng mặt… Rong kinh kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xấu sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Vi khuẩn lan ngược từ âm đạo vào buồng tử cung gây viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Rong kinh cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, đây có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn vô sinh ở phụ nữ.

Việc cần làm bây giờ là thay vì lo lắng, em nên đi khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị đúng.

Trong trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố ở tuổi tiền mãn kinh, em có thể uống bổ sung thêm hormone nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng (liệu pháp thiên nhiên), để hỗ trợ cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ. Nội tiết tố nữ ổn định, cân bằng giúp phòng ngừa các triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra, trong đó có rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, ăn uống khoa học, hạn chế dùng chất kích thích, giảm căng thẳng, stress, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng phần nào giúp chu kỳ kinh nguyệt điều hòa trở lại.

Chúc em luôn khỏe!

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị