Empty
Empty
Empty
Empty

Tất cả chúng ta đều có mẹ, nhưng vì một lý do nào đó mà chúng ta không bao giờ để ý đến sự đóng góp kinh tế của mẹ. Chính những người phụ nữ đã làm kinh tế để nuôi sống gia đình vào những thời khắc khó khăn của thế giới do đàn ông định nghĩa.

Empty

Tôi cũng có nhiều người bạn mà cha đi tập kết ra Bắc để tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất, để lại những người mẹ đơn thân nuôi con trưởng thành. Khoảng 1954 - 1955 có hơn 150.000 người, hầu hết là đàn ông, tập kết ra Bắc, và để lại vợ dại con thơ. Lực lượng phụ nữ đó đã âm thầm tạo nên một nền “kinh tế học phụ nữ” sơ khai với hàm ý hy sinh tất cả để nuôi sống con cái, chờ chồng trở về. Các nhà kinh tế học chưa ai nghiên cứu hiện tượng kinh tế lịch sử này. Chúng ta đã học nhiều tấm gương Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ này, nhưng không đào sâu những bài học kinh tế mà những người phụ nữ anh hùng tạo nên.

Một bài học tương đối dễ dàng, nhưng cần một cái búa tạ đập vỡ cái thành trì “lý thuyết kinh tế hiện đại chính thống do đàn ông thiết lập”. Nhiều nhà nữ quyền lập luận rằng khái niệm “người đàn ông kinh tế” có thể tồn tại bằng cách phớt lờ sức lao động không công của phụ nữ - Bây giờ có vẻ là thời điểm tốt để có một cái nhìn rộng hơn về kinh tế học và cách chúng ta đo lường sự giàu có về kinh tế. Chúng ta có thể có những mục tiêu khác có tính đến một bộ phận xã hội rộng lớn hơn. Ví dụ, công việc gia đình của phụ nữ trong tăng trưởng quốc gia (GDP).

Adam Smith, người mặc dù rất có thể yêu mẹ mình nhưng lại coi tất cả tình yêu và sự chăm sóc của bà dành cho ông là không giá trị về mặt kinh tế.

Nhà kinh tế thống kê G.E.P Box* từng nói, "Tất cả các mô hình đều sai nhưng một số mô hình hữu ích". Ý ông cũng chỉ muốn xác định rằng “mô hình kinh tế dựa trên người đàn ông” là hữu ích.

Empty

Cho đến thế kỷ 21, phụ nữ vẫn lao động trong những ngành lương rất thấp hoặc không được trả lương.

Empty

Như nhà sử học Stephanie Coontz* gần đây đã nhận xét, trong suốt bốn mươi năm qua, nền kinh tế của chúng ta đã được định hình bởi hai xu hướng cực kỳ quan trọng: Một mặt là sự gia tăng của bình đẳng giới và sự suy giảm của bình đẳng kinh tế. Những hiện tượng này tưởng chừng như không liên quan nhưng thực chất lại có mối liên hệ với nhau. Trong những năm 1970 và 1980 của thế kỷ 20, sự tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ đã tăng vọt, do nhu cầu của các gia đình cần thêm thu nhập. Nhà kinh tế Francine Blau** cho rằng trong thời kỳ này, phụ nữ đã “lội ngược dòng” trong bối cảnh bất bình đẳng về tiền lương ngày càng gia tăng.

Empty

Vào hai thập niên đầu của thế kỷ 21, bất bình đẳng kinh tế tiếp tục tăng vọt, và bình đẳng giới ngày càng tệ hại. Phụ nữ có thu nhập thấp cũng chịu cảnh nghèo khó hơn, vì họ mất quyền được hưởng phúc lợi như một công dân, và tình trạng nghèo cùng cực trong các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ, hay mẹ đơn thân, tăng gấp ba lần.

Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ, khi thảo luận về khả năng tiếp cận các nguồn lực hoạch định tài chính, đã lưu ý rằng: phụ nữ có khả năng tiếp cận các công cụ này thấp hơn. Trong khi đó, Thomas Piketty chứng minh rằng việc tiếp cận các loại nguồn đầu tư tài chính khác nhau có tác động rất lớn đến tỷ suất sinh lợi, do đó ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng ngày càng tăng. Không chỉ phụ nữ có khả năng đầu tư ít hơn, mà phụ nữ còn ít có khả năng tiếp cận các công cụ tài chính hơn nam giới, nghĩa là họ không được vay vốn làm ăn với lãi suất cho vay thấp, khiến tình trạng bất bình đẳng vốn do phân biệt giới tính ngày càng trầm trọng.

Empty

Nhà vận động nữ quyền nổi tiếng Caroline Criado Perez*, trong cuốn sách mới xuất bản: “Phụ nữ vô hình: Dữ liệu đầy thành kiến của thế giới xây dựng cho đàn ông” (Invisible Women: Data Bias in a World Designed for men), đã điều tra nguyên nhân gốc rễ gây bất bình đẳng giới. Bà đã làm một điều tra thống kê xã hội học về nhà ở, nơi làm việc, quảng trường công cộng, phòng khám bệnh... và phát hiện ra một mô hình dữ liệu và hậu quả của nó đối với cuộc sống của phụ nữ.

Empty

Các nhà thiết kế sản phẩm sử dụng cách tiếp cận "một kích thước vừa vặn" cho mọi thứ, từ đàn piano đến điện thoại di động đến phần mềm nhận dạng giọng nói, đều lấy hình mẫu là nam giới. Các thành phố ưu tiên nhu cầu của nam giới khi thiết kế phương tiện giao thông công cộng, đường sá, và thậm chí cả việc dọn tuyết, bỏ qua việc xem xét sự an toàn hoặc thói quen đi lại của phụ nữ. Và trong nghiên cứu y học, phần lớn phụ nữ bị loại khỏi các nghiên cứu và sách giáo khoa, khiến họ bị hiểu nhầm, bị ngược đãi và chẩn đoán sai.

Chuyện như đùa dưới đây cho thấy xã hội loài người trong thế kỷ 21 vẫn là xã hội xây dựng trên giả định của đàn ông. Đó là năm 2011 khi các quan chức ở thị trấn Karlskoga, Thụy Điển, đang bị phê bình phân biệt nam nữ. Rồi, một quan chức đã nói đùa: “Ít nhất thì việc dọn tuyết cũng là điều mà “những nhà hoạt động bình đẳng giới” sẽ hài lòng. Thật không may, bình luận của ông ấy đã gây tranh cãi: Liệu ông ấy có phân biệt giới tính trong bình luận hay không?

Vào thời điểm đó, việc dọn tuyết ở Karlskoga bắt đầu từ các trục giao thông chính và kết thúc bằng các lối đi dành cho người đi bộ và đường dành cho xe đạp. Trong khi đó, thống kê “che giấu” tỷ lệ phụ nữ đi bộ và đi xe đạp nhiều hơn. Ở Pháp, 2/3 số hành khách sử dụng phương tiện công cộng là phụ nữ; ở Mỹ, con số tương ứng là 64% và 62%.

Empty

Chúng tôi không có dữ liệu này tại Việt Nam, nhưng sáng sáng đi bộ ngoài công viên, tôi đều thấy các nhóm phụ nữ đi với nhau nhiều hơn, vừa đi vừa “nói chuyện” rất rôm rả. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, TP.HCM… các nhóm sử dụng công viên để tập thể dục hầu hết là phụ nữ. Nếu có dữ liệu đầy đủ về số người sử dụng công viên thì có lẽ các kiến trúc sư sẽ thiết kế nhà vệ sinh dành cho nữ nhiều hơn ở các công viên. Chúng ta thường thấy phụ nữ phải chờ lâu hơn nam giới tại các nhà vệ sinh ở nơi công cộng như quán ăn, sân bay, ga tàu, bến xe… vì nhà vệ sinh nam thì được thiết kế nhiều bồn tiểu hơn, trong khi nhà vệ sinh nữ thường chỉ có một (dùng cho cả đại và tiểu tiện). Tại các xí nghiệp may hay đông lạnh với số công nhân nữ vượt trội, nhưng hệ thống nhà vệ sinh vẫn được thiết kế theo mẫu của các xí nghiệp có đông công nhân nam.

Empty
Empty

Dữ liệu là nền tảng cho thế giới hiện đại. Từ phát triển kinh tế đến chăm sóc sức khỏe đến giáo dục và chính sách công, chúng ta dựa vào các con số để phân bổ nguồn lực và đưa ra các quyết định quan trọng. Nhưng vì quá nhiều dữ liệu không tính đến giới tính, bởi vì coi nam giới là mặc định và phụ nữ là không điển hình, nên hệ thống của chúng ta đưa vào hệ thống thành kiến và phân biệt đối xử. Và phụ nữ phải trả giá đắt cho sự thiên vị ngấm ngầm này, về thời gian, về tiền bạc, và thường là tính mạng của họ.

Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới, hiện thu nhập của nữ giới ít hơn trung bình 3 triệu đồng so với nam giới mỗi năm. Tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%, trong khi nam giới nắm quyền ở vị trí cấp cao giữ một tỷ lệ vượt trội - 77,6%. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ dành nhiều hơn 14 giờ mỗi tuần so với nam giới để làm việc nhà, chăm sóc con cái và người cao tuổi.

Empty

Năm 2020 chúng tôi có ra công viên Lê Văn Tám và chứng kiến cảnh nhiều phụ nữ ngồi xe lăn mà không ai giúp đỡ để lên hay xuống các bậc cấp, trong khi đó, thiết kế các lối đi những nơi công cộng của Việt Nam thì lại có quá nhiều bậc cấp. Thiết kế này gây khó khăn cho cả nam và nữ, nhưng nữ giới gặp khó hơn là nam.

Tất nhiên, phụ nữ luôn làm việc. Ít nhất, những người phụ nữ nghèo phải luôn làm việc. Nếu không, không những họ chết, mà con cái sẽ chết. Đúng vậy, nữ quyền luôn là về kinh tế, nhưng chủ yếu là về kinh tế của những phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, những người có thể khao khát và vươn tới những thứ mà họ không có. Phụ nữ nghèo - những người phần lớn vẫn phải làm công việc giúp việc gia đình với mức lương thấp và chăm sóc người khác - phải vật lộn với nó hơn hết. Nhưng ngay cả những phụ nữ chuyên nghiệp được coi là một tiêu chuẩn xã hội khác về cuộc sống gia đình, họ vẫn phải đảm nhận phần lớn công việc nội trợ và chăm sóc con cái.

Như trên đã viết, bậc thầy kinh tế học Adam Smith rất thông minh. Ông là một người độc thân trong suốt cuộc đời của mình, và sống dựa vào mẹ trong phần lớn thời gian đó. Ông không ngừng ám ảnh về cách hàng hóa được sản xuất và con người hành động trên thị trường, và trả lời những câu hỏi trên lĩnh vực kinh tế học như chúng ta đã biết.

Empty

Trong những người thành đạt cao nhất của Việt Nam hiện nay, mà tôi không được phép nói tên vì nhiều lý do khác nhau, cũng mang nỗi ân hận lớn vì khi anh đã có tiền - rất nhiều tiền (có thể là tỷ phú đô-la) - anh không bù được một mảy may nào cho người mẹ một đời chạy chợ - nghĩa là “làm kinh tế” nuôi anh ăn học. Như ông Trần Tế Xương, một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam đã ca ngợi “kinh tế học phụ nữ” trong mấy câu thơ: “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo xèo mặt nước buổi đò đông”.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ