Hình ảnh cá voi xám Varvara - con cá voi đã xác lập kỷ lục Giunness mới về quãng đường di cư
Bộ sưu tập vàng văn hóa Óc Eo - Gò Tháp lập kỷ lục Việt Nam
"Người thay tim" sống lâu nhất xác lập kỷ lục Guinness
Trung Quốc: Bao cao su siêu mỏng ghi danh kỷ lục Guinness
Top 10 động vật hoang dã khiến bạn "sởn da gà"
Thông tin được đăng tải trên Live Sience cho biết đây là kỷ lục Giunness mới nhất ghi nhận cho quãng đường di cư của loài động vật có vú. Con cá voi đã thực hiện hành trình kỷ lục này có tên là Varvara sống tại vùng biển phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Chiều dài trên tương ứng với quãng đường mà Varvara bơi từ phía Tây Bắc tới phía Đông Bắc của Thái Bình Dương, sau đó di chuyển dọc bờ biển phía Tây Canada và Mỹ để tìm đến vùng biển ngoài khơi Baja California, Mexico, chuẩn bị cho mùa sinh sản.
Bên cạnh đó, cá voi Varvara còn tiếp tục lập thêm một kỷ lục khác với hành trình "khứ hồi" chếch theo hướng Nam dài tới 22.511 km trong 172 ngày. Điều này đã góp phần loại bỏ nhận định về việc loài cá voi xám chỉ di cư theo hướng Nam - Bắc, đồng thời cho thấy loài động vật có vú này có khả năng di chuyển phi thường dọc các đại dương rộng lớn.
Hình ảnh 1 con cá voi xám bơi lội trong lòng đại dương
Trước đó, theo nghiên cứu khoa học năm 2010, kỷ lục di cư được ghi nhận của loài cá voi từng thuộc về một cá thể cá voi lưng gù với quãng đường khứ hồi dài 16.400 km từ vùng biển ngoài khơi của Brazil tới Madagascar. Vì vậy, phát hiện mới nêu trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt tới loài cá voi xám (tên gọi Latinh: Eschrichtius robustus) - thường sinh sống ở cả phía Đông và phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt giữa hai quần thể cá voi này, vì một số bằng chứng cho rằng chúng chỉ là thuộc 1 nhóm.
Loài cá voi có giá trị kinh tế này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực phía Tây do nạn săn bắt tràn lan. Thống kê ngoài Varvara, mới chỉ có thêm 6 con cá voi khác ở phía Đông được gắn chíp định vị vệ tinh. Điều này đồng nghĩa với việc đang tiềm ẩn nguy cơ nạn săn bắt trái phép sẽ tràn sang phía Đông và đe dọa số lượng cá voi xám tại đây nếu cộng đồng quốc tế không nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ loài động vật này.
Bình luận của bạn