Trên thế giới, có những động vật vì nhiều lý do mà mang màu sắc rất khác thường
Những hình ảnh đáng yêu của trẻ em với động vật
Loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
Xác định danh tính loài sinh vật quái dị dưới đáy đại dương
Phát hiện rắn bạch tạng nằm phơi nắng tại miền Tây
Sự tiến hóa tự nhiên đã khiến nhiều loài động vật có những biến thể mang màu sắc bắt mắt và khác thường. Đôi khi, những biến thể là do đột biến gene gây ra. Dưới đây là danh sách 10 động vật đại diện cho sự biến thể và đột biến màu sắc đầy tinh tế và hiếm gặp.
1. Mèo "2 mặt" Venus
Mặt mèo Venus có một nửa lông màu đen và mắt màu xanh lá cây, nửa kia màu vàng với mắt màu xanh da trời. Chủ nhân của Venus không đem nó đi thử nghiệm ADN. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, con mèo có khuôn mặt kỳ lạ là do biến đổi về mặt di truyền.
2. Tôm hùm xanh
Sự biến đổi gene đôi khi xảy ra ở tôm hùm, tạo ra một loại protein với lượng quá mức, khiến chúng có lớp vỏ ngoài màu xanh dương rực rỡ.
3. Hổ trắng
Những con hổ có màu trắng do biến thể sắc tố da hiếm của hổ Bengal. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm phổ biến là hổ trắng bị bạch tạng. Không giống cá thể bạch tạng, hổ trắng vẫn sản xuất sắc tố melanin. Các nhà sinh vật học gọi nó là "biến thể kiểu hình tự nhiên", một biến thể di truyền trội trong số lượng hổ Bengal.
4. Trăn khoang màu "bất thường" (Piebald python)
Piebaldism là căn bệnh hiếm gặp ở động vật, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các sắc tố melanin tạo nên màu sắc của da. Hiện tượng này khiến những con trăn có màu sắc rất lạ do các nhóm sắc tố màu trắng trộn lẫn với màu da bình thường, khiến con trăn có những khoang màu "bất thường" như ảnh.
5. Báo "dâu tây"
Báo "dâu tây" ở Trung tâm bảo tồn Madikwe (Nam Phi) có điểm đặc trưng là các đốm màu hoe, do chúng có dư thừa sắc tố đỏ.
6. Châu chấu Katydid màu hồng
Là loài châu chấu quý hiếm với thân mang màu hồng chứ không phải xanh lá cây như bình thường. Tuy nhiên điều này khiến chúng nổi bật, dễ bị phát hiện.
7. Gấu trúc nâu
Gấu trúc có bộ lông chủ yếu màu đen và trắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện những cá thể có lông màu nâu thay vì màu đen.
8. Chim cánh cụt đen
Một vài cá thể chim cánh cụt có lông hoàn toàn màu đen do chúng mắc bệnh melanism (ngược lại của bạch tạng). Thay vì thiếu sắc tố da, những con vật này chứa các đốm đen bao phủ khắp cơ thể.
9. Ngựa vằn sọc vàng
Đây là kết quả do bệnh amelanism, tương tự như bạch tạng, gây nên. Ở động vật có vú, các triệu chứng của amelanism và bạch tạng hầu như không thể phân biệt, nhưng với loài ngựa vằn lại khác hẳn. Thay vì sọc đen trắng như bình thường, những chú ngựa vằn bị bệnh này lại xuất hiện sọc vàng khác biệt. Điều này khiến chú ngựa vằn trông như sinh vật bước ra từ tiểu thuyết giả tưởng.
10. Cá heo màu hồng
Hình ảnh cá heo màu hồng nhạt tương đối phổ biến trên lưu vực sông Amazon. Màu hồng của loài các heo nước ngọt thông minh nhất thế giới này là do vô số mạch máu nằm ở vị trí gần da một cách bất thường. Cá biệt còn có thể có những cá thể thay đổi màu từ hồng sang xám, đen và trắng.
Bình luận của bạn