who1
Empty

Nhìn lại những điểm nhấn trong năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổng kết: "Chúng ta đã trải qua thêm một năm với đại dịch COVID-19 và đợt bùng phát mpox (đậu mùa khỉ) toàn cầu. Người dân ở Ethiopia và Ukraine đang phải đối mặt với cái chết và sự tàn phá nghiêm trọng do chiến tranh. Ebola tấn công Uganda, nhiều quốc gia bùng phát dịch tả. Hạn hán và lũ lụt làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh dịch tại vùng cực Đông của châu Phi và Sahel (nằm ở phía nam sa mạc Sahara). Lũ lụt nghiêm trọng tại Pakistan cũng tạo ra gánh nặng lớn với hệ thống y tế nước này."

Tuy nhiên, khi 2022 khép lại, nhường chỗ cho 2023, WHO cho rằng, vẫn còn lý do để lạc quan và hy vọng. Đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt hơn, đợt bùng phát đậu mùa khỉ giảm dần. Uganda chưa ghi nhận thêm ca Ebola nào từ 27/11/2022. WHO mong muốn, trong năm 2023, những tình trạng khẩn cấp về y tế kể trên sẽ được chấm dứt.

Empty

Tháng 7/2022, WHO lần đầu ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu với dịch đậu mùa khỉ để kích hoạt phản ứng phối hợp quốc tế. Vốn chỉ ghi nhận ở các nước Trung và Tây Phi, đậu mùa khỉ đã lan ra 110 quốc gia, khiến hơn 83.000 trường hợp mắc bệnh. Rất may, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này khá thấp, chỉ có 66 ca.

Cũng như COVID-19, số ca mắc đậu mùa khỉ đã giảm hơn 90% so với đỉnh dịch. Với xu thế này, có lẽ trong năm 2023, WHO mong có thể công bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp này.

Empty

Tháng 9/2022, Uganda công bố một đợt bùng phát Ebola do chủng ebolavirus Sudan, khiến ít nhất 55 người tử vong. Căn bệnh này tưởng chừng đã biến mất tại quốc gia Đông Phi này trong 10 năm.

Nhờ tăng cường các biện pháp then chốt như giám sát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc và mắc bệnh, ngày 11/1/2023, Chính phủ Uganda tuyên bố đợt bùng phát dịch Ebola tại nước này đã chấm dứt sau gần 4 tháng hoành hành.

who-mi

Trong năm 2023, WHO đón sinh nhật thứ 75. Cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu coi cột mốc này là lời nhắc nhở cần bảo đảm nhiệt huyết và tiếp tục cam kết giải quyết các vấn đề sức khỏe then chốt cho người dân trên toàn thế giới.

who5

WHO công bố danh sách đầu tiên về 19 loại nấm gây bệnh là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. Tổ chức này thậm chí còn cảnh báo có một số chủng ngày càng kháng thuốc và lây lan rộng.

WHO cũng có danh sách những mầm bệnh tiềm ẩn mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, so với danh sách virus và vi khuẩn đã được WHO xác định trước đó, các bệnh về nấm cho đến nay vẫn còn nhiều ẩn số mà các nhà khoa học chưa thể xác định.

Do đó, WHO kêu gọi nỗ lực của các chính phủ và chuyên gia nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng ứng phó với 19 loại nấm trong danh sách này. Biến đổi khí hậu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi địa lý của các mầm bệnh là đang mở rộng. WHO cho biết tình trạng nấm kháng thuốc một phần là do việc sử dụng quá nhiều thuốc chống nấm trong nông nghiệp.

Empty

Năm 2022, WHO công bố Báo cáo về Sức khỏe tâm thần toàn cầu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Thống kê cho thấy, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. Đại dịch đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, kéo theo nguy cơ tự sát và tự làm hại bản thân tăng cao. Báo cáo được đánh giá mới chỉ làm lộ ra "phần nổi của tảng băng chìm", là hồi chuông cảnh báo các quốc gia hãy quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần của người dân.

WHO cũng công bố Báo cáo về Sức khỏe răng miệng toàn cầu, cho thấy gần một nửa dân số thế giới đang gặp phải các bệnh về răng miệng. Đây là hồi chuông cảnh báo cần tăng cường các dịch vụ phòng bệnh và điều trị bệnh lý nha khoa, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập trung bình.

Empty

Tại vùng cực Đông của châu Phi và Sahel, tình trạng lũ lụt, hạn hán do biến đổi khí hậu đang "châm ngòi" cho khủng hoảng lương thực và các đợt bùng phát bệnh tả, sốt vàng da, sởi và bại liệt. WHO và các đối tác đã nỗ lực phối hợp để có thể cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, điều trị tình trạng suy dinh dưỡng hỗ trợ cho các quốc gia trong khủng hoảng.

Ngoài tình trạng khẩn cấp do biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang có thể tiếp tục đe dọa hàng triệu người tại Afghanistan, Ethiopia, Syria, Ukraine và Yemen.

Empty

Đại dịch gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em – mức độ lớn nhất trong 30 năm qua. Bệnh sởi là một trong những mối quan tâm lớn nhất. Ước tính trong năm 2021, 128.000 trường hợp tử vong do căn bệnh vốn đã có vaccine này.

Trong năm COVID-19 thứ ba, các quốc gia cần tiếp tục nỗ lực phục hồi hệ thống y tế trở về trạng thái trước đại dịch, đặc biệt là tăng tỷ lệ bao phủ vaccine cho trẻ em.

Empty

Đặc biệt, tại châu Phi, WHO đã triển khai chương trình tiêm vaccine phòng bệnh sốt rét đầu tiên cho Ghana, Kenya và Malawi. Hơn 1,2 triệu trẻ em được bảo vệ bởi vaccine này. Nhận được sự quan tâm của ít nhất 27 quốc gia khác, tới cuối năm 2023, chiến dịch tiêm chủng dự kiến sẽ mở rộng thêm.

Empty

Mùa Đông năm 2022-2023, thời tiết ở châu Âu ấm áp bất thường, có vùng ghi nhận nhiệt độ cao hơn bình thường từ 10 – 20 độ C. Ít nhất 8 quốc gia châu Âu bao gồm Ba Lan, Đan Mạch, Cộng hòa Czech, Hà Lan, Belarus, Litva và Latvia, đã ghi nhận nhiệt độ ngày trong tháng 1 ấm nhất lịch sử.

Trái lại, nước Mỹ hứng chịu cơn bão tuyết mạnh vào cuối tháng 12. Đêm Giáng sinh, bang Minneapolis ghi nhận nhiệt độ thấp nhất nước Mỹ, chạm mức tới - 21 độ C. 10 ngày qua, bang California đón đợt bão nghiêm trọng với gió mạnh, mưa lớn, khiến Tổng thống Joe Biden ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang này vào ngày 15/1/2023.

Năm 2022 là năm thứ 8 liên tiếp mà nhiệt độ toàn cầu nóng hơn ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Với xu hướng này, không chỉ các nước nhiệt đới mà ngay tại khu vực ôn đới – tập trung nhiều quốc gia phát triển, khí hậu và thời tiết sẽ còn diễn biến khắc nghiệt trong thời gian gần.

Empty
who12
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn