Mỹ phẩm Thái Lan được bán phổ biến trên thị trường Việt Nam
Hàng tiêu dùng Thái "phủ sóng" chợ Việt
Không khó để có thể mua hàng hóa "made in Thailand", khi thời gian gần đây Thái Lan liên tục tổ chức những hội chợ xúc tiến thương mại và giới thiệu hàng hóa Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó việc nở rộ các cửa hàng "mini mart" chuyên hàng Thái cũng tạo điều kiện cho người tiếu dùng Việt tiếp cận dễ dàng hơn hàng hóa của quốc gia này.
Theo khảo sát của PV, trên một số tuyến phố của Hà Nội như: Giảng Võ, Cầu Giấy, Đội Cấn, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ, Thanh Xuân… cho thấy, các cửa hàng bán đồ Thái Lan có quy mô tuy không lớn nhưng lượng hàng hóa mua bán khá dồi dào và đa dạng về chủng loại. Giá cả những mặt hàng này thường cao hơn khoảng 30-40% so với hàng nhập khẩu Trung Quốc và hàng sản xuất trong nước nhưng vẫn "được lòng" khách hàng. Lý do mà mặt hàng này được nhiều người chọn mua vì giá không quá đắt, chất lượng đảm bảo mà lại có nhiều mặt hàng để chọn.
Theo chị Nguyễn Ngọc Thúy (Khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN) cho biết, chị lựa chọn hàng Thái Lan vì chất lượng khá ổn, mẫu mã đẹp, đặc biệt chất tẩy rửa, đồ điện gia dụng Thái Lan là những mặt hàng được gia đình chị ưa chuộng.
Không chỉ những mặt hàng tiêu dùng đắt khách, hàng may mặc và mỹ phẩm Thái cũng thu hút được khá nhiều sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay trên các gian hàng trực tuyến, các shop thời trang, mỹ phẩm số lượng hàng hóa đến từ Thái Lan luôn chiếm số lượng lớn.
Sự "đổ bộ" của hàng Thái trên thị trường Việt Nam cũng dấy lên mối lo ngại về sự cạnh tranh khốc liệt đối với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, mối lo ngại không kém đó là vì sức tiêu thụ mạnh và hấp dẫn của hàng hóa Thái Lan đã khiến cho các loại hàng hóa của nước này bị làm nhái, đặc biệt là hàng gia dụng và mỹ phẩm.
Mỹ phẩm Thái Lan không có nhãn phụ bằng tiếng Việt khiến người tiêu
dùng mù mờ về thông tin sản phẩm
Cẩn thận hàng nhái
Chị Vũ Bích Hường (trú tại tổ 6, P. Kim Mã, Hà Nội) cho biết, "Gia đình chị đã dùng hàng Thái Lan hơn 4 năm nay. Trước là nhờ bà con ở Thái Lan gửi về, sau có qua một số cửa hàng ở Hà Nội mua. Từ kem đánh răng, sữa tắm sữa dê, dầu gội, sữa rửa mặt, kem dưỡng da chất lượng đều rất tốt. Nước rửa chén, nước xả hay nước lau sàn thì không bị nhờn dính như các sản phẩm thông thường trong nước, dùng ít mà không hao, lại khô và sạch ngay từ lần đầu xả nước".
Tuy nhiên, mới đây chị mua cho gia đình một chai sữa tắm của Thái
nhưng chất lượng không được như chị mong đợi. Sữa tắm loãng, mất mùi và hầu như không có khả năng
tạo bọt. "Khi kiểm tra lại tôi mới thấy thông tin không in vào vỏ chai mà in vào lớp giấy bóng kính
dán phía ngoài, rất dễ dàng lột bỏ", chị Hường cho biết.
Giống chị Hường, chị Vũ Hạnh (Từ Liêm, Hà Nội) cũng từng mua và sử dụng phải mỹ phẩm nhái hàng Thái
Lan. Cứ nghĩ mình mua tận nơi cung cấp hành Thái thì yên tâm về nguồn gốc tuy nhiên chị đã mua phải
hàng fake mà không hề hay biết.
"Hàng Thái xịn thông thường không có tiếng Anh nên tôi không đọc được công dụng cũng như thông tin của sản phẩm. Chỉ biết mua theo hướng dẫn của người bán và kinh nghiệm sử dụng mỹ phẩm của mình. Chỉ khi mua về sử dụng được 3 lần thì bị dị ứng, cất công tìm hiểu thì thấy sản phẩm mình mua là nhái vì có nơi bán sản phẩm y chang mà giá lại đắt hơn nhiều", chị Hạnh kể.
Mỹ phẩm Thái Lan đang bị làm nhái
rất nhiều
Theo quan sát của PV tại một shop chuyên đồ Thái tại Nghĩa Tân (Cầu Giấy), hầu hết các loại mỹ phẩm bày bán ở đây đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, nếu mua thì hỏi công dụng và hướng dẫn của người bán.
Về nguyên tắc hàng mỹ phẩm nhập khẩu, trước khi lưu thông trên thị trường phải kiểm tra chất lượng và dán nhãn phụ đúng quy định. Tuy nhiên, các sản phẩm Thái, đặc biệt là mỹ phẩm chỉ có chữ Thái Lan, khiến người tiêu dùng rất mù mờ.
Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh mặt hàng này, hiện nay trên thị trường tồn tại hai loại hàng hóa Thái Lan nhập khẩu. Một dạng được nhập khẩu chính ngạch và một dạng được nhập theo đường hàng hóa xách tay. Nếu nhập theo đường chính ngạch thì hàng hóa luôn có nhãn phụ ghi dầy đủ thông tin sản phảm và có tên của nhà nhập khẩu và phân phối. Còn hàng hóa được quảng cáo là hàng xách tay thì không có thông tin bằng tiếng Việt.
Đối với những hàng hóa không có thông tin bằng tiếng Việt thì
việc nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ cũng không thể tránh khỏi. Do vậy, người tiêu dùng có nhu cầu mua
và sử dụng hàng hóa Thái Lan tốt nhất nên tìm đến những cơ sở kinh doanh uy tín, tránh mua hàng
trôi nổi trên mạng.
Bình luận của bạn