Khi gặp côn trùng chui vào tai, trước hết cần bình tĩnh, nếu là trẻ nhỏ người thân cần động viên ôm trẻ, giúp trấn an tâm lý sau đó, nhỏ ôxy già hoặc nước ấm (khoảng bằng với nhiệt độ cơ thể, tránh nóng quá bị bỏng) ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai, sau đó nằm nghiêng đầu lại cho nước chảy ra.
Sau khi nhỏ ôxy già, nếu côn trùng chưa chui ra, tiếp theo dùng đèn soi rọi vào tai sẽ nhìn thấy côn trùng ở gần phía ngoài tai thì dùng kẹp y tế gắp ra. Lưu ý, nếu đã không lấy được côn trùng ra thì không nên cố lấy, bởi vì càng cố sẽ làm cho côn trùng chui sâu vào trong gây chấn thương dễ dẫn đến nhiễm khuẩn tai. Nếu côn trùng ở phần trong ống tai gần màng nhĩ không được gắp lấy sẽ tổn hại có thể gây thủng màng nhĩ, bội nhiễm.
Cấu tạo tai ngoài có một số dây thần kinh, nếu ngoáy tai hơi sâu sẽ bị đau. Nếu côn trùng bò đến phần ngoài ống tai khiến cho người bệnh có khó chịu, ngứa ngáy. Nếu côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì sẽ thấy rất đau. Nhất là một số côn trùng như gián, kiến, bọ... thường chui vào tai người khi đang ngủ, khiến tai bị đau nhức dữ dội.
Sau khi áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp tránh những tổn thương nặng nề hơn. Hoặc sau khi lấy được côn trùng ra, những ngày tiếp theo người bệnh thấy tai vẫn khó chịu, ù, đau rát thì cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai không nên ngủ dưới đất. Cần vệ sinh
nhà ở, giường ngủ sạch sẽ. Tuyệt đối không ăn uống trên giường, thức ăn rơi vãi sẽ thu hút kiến,
côn trùng đến. Không cho trẻ em ôm ấp chó, mèo tránh bị
ve. Cần điều trị ve cho chó mèo, phun thuốc những nơi ve và ấu trùng sinh sống.
Bình luận của bạn