Làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Trẻ bị nhiễm trùng đường tết niệu thường bị sốt cao, tiểu rắt

Sử dụng thuốc nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có sao không?

Nước ép nam việt quất phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu với trà atiso đỏ - hibiscus

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Phụ nữ dễ bị nhưng cũng dễ phòng!

Chào bạn!

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ, và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đứng thứ ba sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn đi từ máu đến thận và đường tiết niệu. Không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng như áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết...

 phụ nữ hoặc trẻ em gái vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Phụ nữ và trẻ em gái thường là đối tượng thường xuyên bị tái lại bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu.  

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sốt, buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, đau lưng và đau bụng. Các cơn đau ở thắt lưng và sốt ở trẻ lớn hơn báo hiệu mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thận.

Để kiểm tra xem trẻ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không, bác sỹ sẽ kiểm tra thân nhiệt và một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu như đau lưng dưới hay đau bụng dưới. Bác sỹ cũng sẽ kiểm tra nước tiểu để xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cần được bác sỹ theo dõi thường xuyên sau khi xuất viện. Bạn nên cho con uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Bởi nếu uống sai chỉ định của bác sỹ thì bệnh có thể tái phát trở lại.

Để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu cho con mình bạn cần lưu ý một số điều sau:

-  Cho bé uống đủ nước và đi tiểu thường xuyên

-  Nên dạy cho bé sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo.

- Cho trẻ mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật

 Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Tiến sĩ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard  

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.

Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.

Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.



Thanh Tú H+ (Theo Ask Doctor K)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị