Lần đầu tiên đi hiến máu cần biết những gì? (Ảnh: Toihienmau.com)
4 lý do tại sao bạn nên hiến máu
Ăn uống như thế nào trước và sau khi hiến máu?
Ý nghĩa của Ngày "Thế giới tôn vinh những người hiến máu"
Người xăm hình có được hiến máu?
Bạn sợ kim tiêm?
Không ít người bị ám ảnh bởi các vật nhọn như mũi dao, cạnh thủy tinh vỡ, góc bàn, kim tiêm… Chứng sợ kim tiêm còn được gọi là Trypanophobia có thể dẫn đến các phản ứng sinh lý nghiêm trọng như hoảng loạn, kêu khóc, hạ huyết áp hoặc ngất xỉu.
Nếu bạn bị chứng sợ này nhưng vẫn muốn hiến máu nhân đạo, hãy trao đổi với bác sỹ hoặc y tá về nỗi sợ để được đưa ra lời khuyên giúp bạn thư giãn. Khi đi hiến máu, hãy đi cùng người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp, họ sẽ luôn ở bên bạn, cổ vũ và động viên bạn, giúp bạn quên đi nỗi sợ.
Bạn có đủ điều kiện hiếu máu?
Bạn sẽ đủ điều kiện hiến máu nếu đảm bảo các yếu tố: Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; Nữ từ 18 - 60 tuổi, nam tư 18 - 60 tuổi; Cân nặng từ 45kg trở lên (với nam) và 42kg trở lên (với nữ); Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá.
Những người không được hiến máu: Phụ nữ đang mang thai; Nữ giới đang ngày “đèn đỏ”; Phụ nữ đang cho con bú; Người mới hiến máu cách đó dưới 3 tháng (đối với nam giới) và 4 tháng (đối với nữ giới); Người mang bệnh lây nhiễm.
Mang theo gì khi đi hiến máu?
Hãy mang theo chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân), giấy tờ tùy thân hoặc hộ chiếu. Nếu bạn băn khoăn không biết liệu rằng tình trạng bệnh tật của mình có ảnh hưởng tới hiến máu hay không, có thể mang theo hồ sơ bệnh án cá nhân.
Lợi ích khi hiến máu?
Tất nhiên, đây là một việc làm tự nguyện, không ai có thể bắt ép nếu bạn không thích. Khi đi hiến máu, bạn sẽ có được rất nhiều lợi ích cho cộng đồng và cho chính bản thân mình:
- Niềm vui khi được làm việc có ích, giúp cứu sống người khác.
- Được kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và huyết sắc tố miễn phí.
- Đợc kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): Nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe.
- Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành: Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ, hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) và nhận quà tặng (bằng hiện vật).
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
- Lợi ích cho sức khỏe khi hiến máu: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Đốt cháy năng lượng; Giảm nguy cơ ung thư.
Có bao nhiêu nhóm máu?
Máu con người được chia làm 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B, AB và yếu tố Rhesus (Rh). Truyền sai nhóm máu có thể gây ra những biến chứng khôn lường.
Tìm hiểu thêm trong gifographic dưới đây:
Mặc gì khi đi hiến máu?
Hãy mặc trang phục thoải mái, rộng rãi, quần rộng hoặc váy dài (để tiện cho việc nằm). Nên mặc áo cộc tay, áo tay rộng để thuận tiện cho việc lấy máu.
Làm gì trước - trong - sau khi hiến máu?
- Trước ngày hiến máu, bạn nên đi tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn, nên ngủ sớm, tránh thức quá khuya.
- Buổi sáng ngày hiến máu, bạn nên ăn nhẹ vào bữa sáng, tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, mỡ và các chất kích thích.
- Trong khi hiến máu, hãy thông báo cho bác sỹ, y tá khi thấy có những hiện tượng bất thường như: Đau tức khó chịu ở bên tay cho máu, hoảng loạn, chóng mặt, buồn nôn…
- Sau khi hiến máu: Bổ sung nước cho cơ thể và không uống đồ uống có cồn trong 24 tiếng kế tiếp; Bỏ băng gạc trên tay (nếu có) trong vòng một tiếng sau khi hiến máu xong. Để tránh bị phát ban, làm sạch vùng da được quấn băng bằng xà phòng và nước sạch; Không bê vác đồ nặng hoặc tập thể thao vào thời gian còn lại trong ngày; Nếu vết kim tiêm bị chảy máu, giữ chặt và nâng cánh tay của bạn lên trong khoảng 5 - 10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy.
Bình luận của bạn