Lao sinh dục có thể gây vô sinh

Phụ nữ bị lao sinh dục có nguy cơ vô sinh

Tinh dịch vón cục: Cẩn thận vô sinh!

Uống thuốc tránh thai lâu dài có bị vô sinh?

Vô sinh nam do đâu?

Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh?

Lao sinh dục ở nam hay nữ đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn.

Lao sinh dục nữ thường là lao thứ phát. Từ vùng bụng, vi khuẩn lao sẽ di chuyển và gây bệnh ở vòi trứng, sau đó lan vào dạ con, âm đạo. Khuẩn lao cũng có thể men theo hệ thống bạch huyết hoặc các mạch máu và tấn công hệ sinh dục của nữ. Ước tính tỷ lệ mắc lao sinh dục ở nữ chiếm khoảng 1 - 2% trong tổng số người mắc bệnh phụ khoa

Khi nhiễm vào buồng trứng, vi khuẩn lao sẽ ngăn cản trứng gặp tinh trùng để thụ tinh hoặc cản trở hợp tử tiến vào tử cung làm tổ, khiến phụ nữ khó thụ thai hơn. Ngoài ra, vi khuẩn lao có thể gây xói mòn niêm mạc tử cung, gây khó khăn cho việc thụ tinh. Bị nhiễm lao ở vòi trứng cũng làm giảm chất lượng của trứng.Vì vậy, lao sinh dục nữ là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới.

Dấu hiệu để nhận biết

Bệnh lao sinh dục không có các triệu chứng điển hình nên dễ nhầm lẫn với các loại viêm nhiễm khác. Thậm chí, khi chụp X-quang, bệnh lao sinh dục cũng có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, cần phải làm các xét nghiệm đặc thù mới có thể phát hiện bệnh.

Một trong những biểu hiện (có thể có) của bệnh lao sinh dục là: Đau ở vùng xương chậu, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, áp xe ở vùng vòi trứng đôi khi kèm theo những khối u lớn ở vùng bụng. 

Khám vùng khung chậu có thể thấy khối cứng nhó hoặc to ở vùng vòi trứng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc chống lao, khối cứng sẽ biến mất mà không cần can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, tổn thương có thể làm tắc vòi trứng gây vô sinh vì trứng thụ tinh không thể đi qua vòi trứng đã bị thắt hẹp hoặc có thể xảy ra chửa ngoài tử cung.

Cách điều trị bệnh lao sinh dục ở nữ

Sau khi đã có những chẩn đoán chắc chắn, các bước điều trị để giúp người phụ nữ phục hồi các chức năng sinh sản.

Điều trị nội khoa tốt có thể giúp giảm nguy cơ vô sinh. Lao sinh dục nữ cũng là nguyên nhân dẫn đến lao bẩm sinh cho con (hiếm).

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các thuốc điều trị lao như rifampicin, isoniazid và ethambutol đã đem lại hiệu quả. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào cân nặng cơ thể, rifampicin, isoniazid được dùng phối hợp trong một năm còn ethambutol sau 90 ngày không dùng nữa.

Bệnh lao sinh dục được coi là đã chữa khỏi nếu ở niêm mạc tử cung không còn thấy các nang lao và chu kỳ kinh trở lại bình thường.

Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật có nghĩa là cắt bỏ tử cung, vòi trứng và buồng trứng, việc bảo tồn cho một bên buồng trứng có thể cho phép đối với người phụ nữ đang còn trẻ. Phương pháp này được chỉ định khi điều trị hóa liệu thất bại. Tất cả các tổ chức nhiễm khuẩn phải được loại bỏ, để tránh các lỗ rò vào ruột hoặc bàng quang xảy ra vấn đề về sau.

Biện pháp phòng tránh

Khả năng mang thai của phụ nữ khi mắc bệnh lao sinh dục là rất thấp, ngay cả khi được điều trị đầy đủ và không tránh khỏi sự can thiệp của công nghệ thụ tinh nhân tạo. 

Để phòng lao sinh dục, cần nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chối ở, đặc biệt, cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là trong gia đình có người mắc bệnh lao, thì việc ăn ở, cách ly đúng mức rất quan trọng như không dùng chung bát đũa, quần áo, khăn, chậu tắm.

Lao sinh dục có thể điều trị khỏi, tuy nhiên những di chứng do các tổn thương lao gây nên tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và không chữa được để có thể có lại chức năng sinh đẻ bình thường.

Phương Thảo H+ (Theo Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm