Rong kinh có thể gây vô sinh?

Chị em cần đi khám và điều trị sớm khi có biểu hiện rong kinh. Nguồn ảnh: Internet

TPCN có hỗ trợ điều trị rong kinh?

Chậm con có phải do rong kinh

Phân biệt khí hư bình thường và khí hư do bệnh phụ khoa gây ra

Các lưu ý phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80ml/chu kỳ).

Những biểu hiện không thể bỏ qua
- Cần phải dùng một lúc 2 cái băng hoặc thay băng liên tục, kéo dài trong nhiều giờ.
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, gồm những cục máu đông lớn.
- Kinh nguyệt nhiều đến nỗi không làm việc bình thường được, hay thở ngắn, thở dốc.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Theo các bác sỹ chuyên khoa phụ sản, rong kinh được chia ra làm hai loại: Rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể. Trong đó, rong kinh do nguyên nhân thực thể là tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… Còn rong kinh cơ năng thường gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh (chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, hành kinh nhiều huyết, kéo dài,…).

Rong kinh kéo dài sẽ làm bệnh nhân mất máu, thiếu máu mạn tính, không điều trị kịp thời có thể giảm khả năng thụ thai vì buồng trứng kém hoặc không phóng noãn. Tình trạng máu kinh ra nhiều ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, vòi trứng…, thậm chí gây vô sinh.

Chính vì vậy, khi bị rong kinh, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bên cạnh việc điều trị rong kinh bằng phương pháp Tây y, chị em cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh.

Một số bài thuốc thường dùng:

- Lấy 1 nắm cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo, giã nát vắt lấy nước uống ngày 2 lần (không sử dụng cho người bị rối loạn tiêu hóa).

- Ích mẫu 20gr, đào nhân 10gr, uất kim 8gr, nga truật 8gr, tóc rối đốt thành than 6gr, bách thảo sương 14gr, cỏ nhọ nồi 16gr. Sắc uống ngày 1 thang.

- Sinh địa 16gr, huyền sâm 12gr, địa cốt bì 8gr, câu kỷ tử 8gr, a giao 8gr, than bẹ móc 8gr, chi tử sao 8gr, cỏ nhọ nồi 16gr. Đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang, uống nguội ngày 2 lần vào chiều tối.

- Hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20gr, địa du 12gr, a giao 12gr, tóc rối đốt thành than 6gr, đan bì 12gr, than bẹ móc 12gr, bạch thược 12gr, sinh địa 12gr, hắc giới tử 12gr. Tất cả tán bột ngày uống 12gr.

- Bồ hoàng sống, ngũ linh chi lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8gr với rượu.

- Đương quy 8gr, xuyên khung 8gr, tam thất 4gr, một dược 4gr, ngũ linh chi 4gr, đan bì 8gr, đan sâm 8gr, ngải diệp 12gr, ô tặc cốt 12gr, mẫu lệ 12gr. Sắc uống ngày 1 thang.

- Cao ích mẫu, mỗi lần uống 20ml.

Linh Ly (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa