Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những lễ gì?

Gia đình cùng chuẩn bị mâm cơm Tết ông Công ông Táo vào ngày cuối năm

Sông hồ hứng rác sau Tết ông Công ông Táo

Những điều kiêng kỵ khi cúng Táo Quân ít người biết

Làm vàng mã kiếm tiền triệu ngày cúng ông Công ông Táo

Người Hà Nội nô nức đi thả cá trong ngày Táo quân về trời

Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo (Táo quân) là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình dưới hạ giới. Bởi vậy, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 23 Tết, mỗi gia đình sẽ làm lễ cúng với hy vọng Táo Quân thay họ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm: 3 chiếc mũ (2 mũ Táo ông và 1 mũ Táo bà), 3 đôi giày, 3 bộ áo. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Ngoài ra, bạn cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Bộ mũ đồ đầy đủ cúng ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, lễ vật này không thể thiếu. Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng ông Táo bằng cá chép sống, thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn ở Nam Bộ, người dân thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Mâm cơm cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy được xem là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Thông thường, mâm cúng ông Táo gồm: Gà trống luộc chéo cánh, xôi gấc hoặc bánh chưng, mâm cơm mặn (với giò, chả, canh  măng, rau xào thập cẩm, nem rán, thịt đông, bát cơm trắng, đĩa xôi), gạo, muối, trái cây tươi, trầu cau, hương, nến, rượu nếp.

Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm các món chè như chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái để mâm lễ thêm đầy đủ và đẹp mắt hơn. Không cần quá cầu kỳ, tùy theo văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể chuẩn bị món mặn hoặc món chay.

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào?

Vì công việc bận rộn, ngày nay nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi thế nào thì cũng nên cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp, hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Lưu ý khi thả cá chép:
- Bạn cần chọn những ao, hồ nước sạch, không ô nhiễm. Khi thả, không đứng trên cao đổ hay ném cá xuống. Làm như vậy, cá có thể bị chết khi chạm mặt nước. Thay vào đó, hãy chọn chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước. Thả cá xong, bạn nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt không thể bơi ra giữa dòng. Tuyệt đối, bạn cần tránh việc thả cá cùng túi nilon xuống ao, hồ,... để không làm ô nhiễm môi trường.

          

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa