Đến chùa với tâm trong sáng thì chỉ cần chắp tay trước ngực lễ Phật là được.
Lên chùa cầu một chữ An
Đầu năm đi lễ chùa cần lưu ý những gì?
Đi lễ chùa: Làm thế nào để sở cầu như nguyện
Nét đẹp phong tục: lễ chùa ngày đầu năm
- Ông làm gì mà trầm tư mặc tưởng vậy, đang Thiền à?
- Đâu có, tôi đang nghĩ tới đời sống tâm linh. Sao dạo này người ta đi chùa nhiều quá! Nhân đây, ông nói cho tôi sơ qua về Lễ như thế nào khi lên chùa. Tôi thấy ai lên cũng chổng mông lên khấn vái lia lịa, miệng lẩm nhẩm cầu khấn, tay dúi tiền khắp nơi, nhét cả vào tượng, trông chẳng trang nghiêm gì cả. Có người còn mang cả lễ mặn vào chùa nữa ông ạ…
- Thôi được ông mang cho tôi ly rượu ra đây. Tôi vừa nhâm nhi vừa nói cho ông vậy. Nhưng tôi nói trước đây chỉ là ngu kiến của cá nhân tôi thôi, ông muốn thực sự biết thì phải hỏi các bậc đức cao vọng trọng, các bậc thông thái đấy!
Này nhé đạo Phật hay các tôn giáo khác cũng thế, thảy đều quan niệm có nhiều thế giới hay như khoa học nói là có nhiều mức năng lượng mà khoa học chưa khám phá ra. Ông Einstein đã chứng minh mối liên hệ giữa vật chất và năng lượng (nếu suy rộng năng lượng chính là tâm linh) là E= mc2 trong đó c là tốc độ ánh sáng. Có sự liên hệ giữa ánh sáng với vật chất và cả tâm linh nên mới có Phật A di đà (Amitabha) tức là Phật vô lượng ánh sáng - vô lượng quang hay thế giới mà chúng ta đang sống là Tabha cõi ánh sáng. Đạo Phật hình tượng hoá các mức năng lượng trong vũ trụ thành các chư Phật, bồ tát, chư Thiên, thánh, mẫu , thần, vong... Đạo Phật coi con người là tiểu vũ trụ, các mức năng lượng vũ trụ tương ứng với năng lượng con người thông qua các luân xa (gồm 7 luân xa).
- Thế khoa học đã biết các năng lượng này chưa ?
- Đáng tiếc khoa học chưa giải thích được điều huyền bí này. Thế nên, tôn giáo và khoa học mới “cãi nhau” hàng nghìn năm nay về chuyện vất chất hay tâm linh cái nào có trước. Cả thế giới bị mê hoặc bởi thuyết Bigbang của nhà vật lý Stephen Hawking, nhưng sai bét đến nỗi ông này buộc phải từ bỏ giả thuyết của mình.
- Thế ông Tư cho rằng cái nào quan trọng hơn, cái nào có trước?
- Tôi vừa nói công thức của ông Einstein là đúng nên vật chất hay tâm linh chỉ là một, là hai mặt thể hiện của năng lượng thôi - tức là cả hai đồng thời cùng lúc, không khác. Năng lượng ở dạng “thanh” thì là tâm linh, ở dạng “trọc” thì nó là vật chất. Thế nên, các ông vật lý như Max Planck, Heisenberg, Schrodinger mới tạo nên thuyết lượng tử, tính chất lúc là sóng (tâm linh), lúc lại là hạt (vật chất) của các hạt cơ bản đã chứng minh tính hai mặt của năng lượng đấy.
Lên chùa lễ Phật là để hòa hợp năng lượng cơ thể với năng lượng vũ trụ
- Thôi thôi tôi ù tai mất, ông nói về cách Lễ khi đi chùa đi!
- Năng lượng Phật (Pháp thân của Phật) là mức năng lượng cao nhất. Nếu ông đạt được mức này ông sẽ được giải thoát hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi Tam giới. Năng lượng này tương đương ở luân xa 7.
- Tôi nghe người tập khí công, yoga là "luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hoàn Hư, luyện Hư hợp Đạo" có phải mục đích để giải thoát như ông nói không?
- Đúng vậy! Khi hợp Đạo là mức năng lượng đã từ cơ thể hoà hợp với năng lượng vũ trụ, đã trở thành Phật đó. Chúng ta đi chùa nhiều nhưng ít người biết lễ đúng ông ạ!
Sự lễ các vị Phật, Bồ tát, chư Thiên, Thánh, Thần, Mẫu... là sự thể hiện tương ứng mức năng lượng (tại các luân xa trên cơ thể) với năng lượng của các đấng Thiêng liêng. Đầu tiên khi bước vào chùa Bắc tông (chùa theo hệ Nam tông sẽ khác) có hai vị Hộ pháp là ông Thiện (Vi đà Thiên tôn) và ông Ác (Tiêu diện đại sỹ) là hai vị Hộ pháp trừ tà diệt quỷ bảo vệ chùa. Đây là hai ông Thần và chúng ta chắp tay trước ngực, đứng thẳng lưng sao cho hai bàn tay chấp ngang với giữa ngực (ở vị trí luân xa 4). Có thể niệm thầm rằng: "Hôm nay tôi tới đảnh lễ Tam bảo, xin chư vị Hộ pháp bảo hộ". Thần Hộ pháp cũng giống như quan canh gác cổng vậy, ta phải lễ phép xin được vào thăm chùa qua các ngài Hộ pháp. Không nên đi thẳng vào Tam bảo ngay.
Tiếp theo là tượng của hai vị "quản lý" chùa là Đức Ông (Cấp cô độc - Sudatta) và A nan (Ananda) là thị giả của Đức Phật và là Tổ thứ 2 (sau Sơ Tổ Maha Ca Diếp) của Phật giáo. Khi lễ hai vị này ta cũng chắp tay trước ngực như đối với hai vị Hộ pháp Thần.
Trước Tam bảo có tượng của Ngọc hoàng thượng đế và hai vị đại quan Nam tào - Bắc đẩu. Đây là hai vị Thiên, khi lễ hai tay chắp trước ngực và mũi tay tương ứng luân xa 5 (vị trí yết hầu).
Chắp tay trên đỉnh đầu khi lễ Phật
Tiếp theo, tuỳ chùa, nếu có Phật Thích ca Mâu ni thì thông thường có thể có hai vị đứng hầu hai bên (An nan và Ca diếp) hoặc hai vị bồ tát (Văn Thù và Phổ Hiền). Nếu chùa thờ Phật A di đà thì có hai vị bồ tát (Quán thế âm và Đại thế chí). Khi đảnh lễ các vị bồ tát phải đứng trang nghiêm chắp tay và mũi hai bàn tay sát huyệt ấn đường (giao của lông mày) tương ứng với luân xa 6. Có thể quỳ gối để lễ các bồ tát, tay vẫn chấp lại và cúi mình mỗi khi lễ, thông thường lễ 3 lạy .
Cuối cùng là Phật (các vị Phật như Thích ca, Dược sư, A di đà, Tỳ lô giá na, Bảo sanh, A súc, Bất không thành tựu...) là mức năng lượng tương ứng luân xa 7, nên khi lễ ta chắp tay trên đỉnh đầu (Bách hội), sau đó, gieo 5 vóc sát đất 3 lần (5 vóc là: trán, hai gối, hai tay chạm đất).
- Ôi quả là phức tạp, tôi thấy khó nhớ quá!
- Lễ là tuỳ Tâm của mình. Đến chùa với tâm trong sáng thì chỉ cần chắp tay trước ngực lễ các ngài là được. Một số tu sỹ mật tông khi vào chùa tuỳ theo mức năng lượng trong chùa mà họ lễ bằng khí, giao điển với các đấng Thiêng liêng hiển thị qua các khế ấn. Khi vào chùa họ có thể biết trong chùa có Phật hay bồ tát, có Thần hay chỉ có vong.
- Làm sao biết chùa ấy chỉ có vong?
- Là khi dùng khí để lễ, bàn tay chấp toàn vái xuống đất!!! Nhưng, hì hì, thôi các thần, tiên, Phật, thánh hay vong linh đều là bạn cả. Ta cứ vô tư đi, nào nhậu đi ông!
“Một số “chùa rởm”, chỉ nhằm mục đích kinh doanh, nên không hô thần nhập tượng được và chỉ có vong đến. Khi đó đi chùa sẽ rất mệt, không có sự thanh thản trong tâm, không có lợi về mặt năng lượng, ông nhớ nhé, Ba Khùng!”
Bình luận của bạn