Lợi nhuận từ TPCN làm các hãng dược phát sốt

Các hãng dược đang "xâu xé" thị phần trong thị trường thực phẩm chức năng béo bở

Thủ tướng "lệnh": "Siết" quảng cáo!

TPCN Entive Dược Viramax “mập mờ” đánh lừa người tiêu dùng

Công nghệ: Chìa khóa tạo nên giá trị TPCN

Kê đơn TPCN: Thế nào cho đúng?

Thị phần tăng đáng kể... rõ lợi nhuận mảng TPCN 
Thị trường TPCN được đánh giá là một thị trường béo bở, đem lại lợi nhuận khá lớn cho các doanh nghiệp. Cũng chính vì thế, không ít doanh nghiệp dược ở Việt Nam đang âm thầm theo dõi và tham gia chiếm lĩnh thị phần ở thị trường rộng lớn này. Nhiều công ty dược tham gia thị trường này là những công ty có thế mạnh về sản phẩm Đông dược.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cho thấy, có tới 14/17 công ty của DHG kinh doanh thực phẩm chức năngCEO Phạm Thị Việt Nga cho biết DHG muốn nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu của thực phẩm chức năng từ 8% hiện nay lên 15% trong 5 năm tới, từ 8% hiện tại. 
Công ty cổ phần Traphaco cũng đã nhanh chóng lấn sân sang phân khúc TPCN. Chỉ riêng hai sản phẩm nổi bật về não và gan đã đem về doanh thu gần 200 tỷ đồng mỗi năm cho công ty này. Tổng doanh thu của công ty tăng nhanh từ dưới 900 tỷ năm 2010 đến cuối năm ngoái đã đạt gần 1.700 tỷ đồng.
Lợi nhuận khủng từ mảng TPCN đã và đang hút sự đầu tư từ các hãng dược tại Việt Nam
Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm Mekophar cũng đang có kế hoạch sẽ phát triển mặt hàng đông dược, thực phẩm chức năng trong năm nay. Ngoài ra, hàng loạt các công ty trong nước như Trung tâm Cao dược liệu công nghệ cao, Công ty TNHH Nhà Yến Nha Trang, Domesco Đồng Tháp, IMC, Sao Thái Dương, Dược phẩm Thành Đạt, Y tế Bình Nghĩa, Nam Dược... đang đua nhau đầu tư nhà xưởng, tung ra hàng loạt sản phẩm TPCN mới. Chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp nội địa này là có giá bán phù hợp túi tiền của số đông người tiêu dùng trong nước.
TPCN: Phổ biến tại các nhà thuốc
Khảo sát tại thị trường TP.HCM, hiện TPCN bán khá phổ biến, hầu hết các tiệm thuốc tây đều không bỏ qua phân khúc này.
Chị Lan - nhân viên một tiệm thuốc tây lớn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh) cũng tiết lộ, tại tiệm thuốc tây này bán tới gần 300 loại TPCN, tăng 30% so với năm ngoái. Số lượng bán ra cũng khá tốt, vài chục sản phẩm một ngày. Hơn 50% sản phẩm TPCN tại đây là của doanh nghiệp Việt, số còn lại là nhập.
“Các đơn vị cung ứng sản phẩm chức năng gần đây cũng đưa ra khá nhiều ưu đãi cho các quầy thuốc. Có những sản phẩm mua 2 tặng một, ngoài ra còn được chiết khấu nên thay vì trước đây chỉ dành một góc nhỏ trong kệ thuốc cho TPCN, thì nay chúng tôi dành riêng một kệ để trưng bày tất cả các sản phẩm”, Lan nói.
Theo PGS-TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, chỉ trong vòng 3 năm (2011 - 2013) thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 loại sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu. Đến cuối năm 2012, gần như cả ngành dược Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này với 1.781 doanh nghiệp sản xuất. Hiện tại, con số này đã tăng lên 3.500 doanh nghiệp.
“Sở dĩ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đầu tư vào lĩnh vực này vì TPCN đã trở thành xu thế, nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống”, PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng cho biết.
Các sản phẩm nhập khẩu vẫn đang chiếm ưu thế?
Dù các hãng dược trong nước đã thâm nhập khá sâu vào thị trường TPCN nhưng các thương hiệu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế hơn, một phần nhờ chịu chi cho quảng bá và lợi thế sản phẩm.
Amway, Herbalife và Nuskin đang là những cái tên được nhắc nhiều nhất trong nhóm kinh doanh TPCN theo hình thức đa cấp.
Ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam từng chia sẻ công ty đang kinh doanh 13 loại sản phẩm với tốc độ tăng trưởng ở thời điểm cao nhất là hơn 20%, dự đoán doanh thu sẽ tăng hơn 40% kể từ năm 2013.
Nuskin đạt doanh thu tăng trưởng 30 - 50%. Bà Pakapin Leevutinun, Chủ tịch điều hành Nuskin Thái Lan và Việt Nam từng khẳng định đạt doanh thu 15 triệu USD tại thị trường Việt Nam trong năm 2013.
Tuy nhiên, vừa qua, sự ra đời của Thông tư Quy định về quản lý thực phẩm chức năng (Thông tư 43/2014/TT-BYT) mang hy vọng giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh của ngành TPCN trong những năm phát triển nóng vừa qua.
Thông tư này quy định và siết chặt các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng