Kê đơn TPCN: Thế nào cho đúng?

Kê TPCN vào đơn thuốc (như sản phẩm Jex trong đơn này) sẽ gây nhầm lẫn cho người bệnh

Không được kê TPCN vào trong đơn thuốc

Thông tư 43: “Dao sắc” của nhà quản lý TPCN

Thực hiện nghiêm quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

Cảnh giác với thuốc không cần kê đơn

Cục An toàn thực phẩm làm đúng!

Đây là khẳng định của PGS.TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế sau khi Công văn yêu cầu không kê thực phẩm chức năng trong đơn thuốc của Cục An toàn thực phẩm được gửi đi. Thực tế, Công văn của Cục An toàn thực phẩm là kịp thời và đã hướng dẫn lại các bác sỹ trong việc thực hiện kê đơn thuốc theo đúng quy định pháp luật. 

Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú quy định: Không được kê TPCN và đơn thuốc.

“Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” (ban hành theo Thông tư số 04/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008) định nghĩa đơn thuốc là “căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc”. Từ điển y học “Illustrated Medical Dictionary” của Hội Y khoa Anh Quốc (BMA) định nghĩa: “Đơn thuốc là văn bản do thầy thuốc viết để hướng dẫn dược sỹ cấp phát (bào chế, phân phối) một loại thuốc cụ thể theo liều lượng rõ ràng”. Thuốc men sử dụng trong điều trị được chia ra 2 loại: Thuốc kê đơn (Prescription Only Drugs, Rx Drugs) và thuốc không kê đơn (Non-Prescription Drugs, còn được gọi là Over The Counter drugs: OTC) nên trong đơn thuốc bên cạnh các thuốc kê đơn thầy thuốc cũng có thể kê luôn các OTC, mặc dù các OTC thuộc nhóm thuốc có thể sử dụng không cần đơn. Như vậy, theo định nghĩa và cũng như bản thân tên gọi “Đơn thuốc” có thể thấy rằng về cơ bản, đơn thuốc là văn bản hợp pháp chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc. Vì vậy, một cách logic, Bộ Y Tế quy định thầy thuốc kê đơn không kê thực phẩm chức năng vào trong đơn thuốc là hợp lý, vì thực phẩm chức năng không được coi là thuốc".

Bác sỹ có quyền tư vấn và kê đơn TPCN cho người bệnh

Tuy nhiên, xét về vai trò của thầy thuốc đối với quá trình chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, có thể thấy rằng quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân không chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc điều trị bằng thuốc. Ngoài thuốc, trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong đa số các bệnh mạn tính, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể và thực hành một lối sống khoa học, hợp lý, lành mạnh… có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh tật và sức khỏe người bệnh. Thầy thuốc cần đưa ra những ý kiến tư vấn toàn diện về các vấn đề nói trên cho bệnh nhân thay vì chỉ đơn giản là kê một đơn thuốc.

Trong xã hội hiện đại - xã hội công nghiệp, nền công nghiệp thực phẩm đã sản xuất nhiều sản phẩm đặc biệt là các thực phẩm chức năng (TPCN), có tác dụng cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể - có khả năng giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, rút ngắn thời gian dưỡng bệnh và phục hồi sức khỏe. Vì lợi ích của người bệnh, bác sỹ hoàn toàn có khả năng và cần tư vấn cho bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng cũng như sử dụng TPCN đúng đắn trên cơ sở khoa học, thay vì để bệnh nhân sử dụng theo cảm tính, thiếu hiểu biết hoặc theo sự gợi ý của những người không có hiểu biết về chuyên môn. Điều này không có gì mâu thuẫn với vai trò của thầy thuốc vì Hippocrate, ông Tổ của y học đã từng có câu nói nổi tiếng về mối quan hệ giữa thực phẩm và thuốc: “Hãy để cho thực phẩm bạn ăn là thuốc và để thuốc là thực phẩm” (Cố nhiên, trong xã hội hiện đại câu nói này cần phải được hiểu theo nghĩa bóng).

Kê đơn TPCN vào đâu?

Một thực tế là, dù không được thầy thuốc tư vấn, chúng ta cũng không thể ngăn cản bệnh nhân sử dụng TPCN trong quá trình điều trị ngoại trú và trong đời sống hành ngày thông qua những “kênh tư vấn không chính thức” như: Bạn bè, đồng nghiệp, người thân và đặc biệt nguy hiểm là qua những nhà phân phối/cung ứng TPCN “vô lương tâm” coi lợi nhuận cao hơn lợi ích của người bệnh và người tiêu dùng. Vì vậy, vai trò hướng dẫn và quản lý của các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý y tế hiện nay đối với TPCN là hết sức cần thiết. 

Có lẽ, trong lĩnh vực TPCN, một lần nữa chúng ta cần tránh một lối mòn trong thực thi công tác quản lý “Cái gì không quản lý được thì đơn giản nhất là cấm”.

PGS.TS Lê Văn Truyền

Và như vậy, cơ quan quản lý y tế nên nghiên cứu ban hành các quy định chính thức, thích hợp về việc thầy thuốc tư vấn sử dụng TPCN như một phương tiện hỗ trợ cho quá trình phòng ngừa, điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, suy giảm một số chức năng sinh lý của cơ thể… TPCN xứng đáng được có mặt trong những kênh phân phối chính thức các sản phẩm phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe và cần được hướng dẫn sử dụng với các chuyên gia y tế, bác sỹ điều trị - những người hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của người bệnh và sự tác động của TPCN với tình trạng bệnh này.
Trong Hội nghị toàn quốc về TPCN do Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định: Để đảm bảo lợi ích cho cộng đồng nói chung và người bệnh nói riêng, cần có sự tư vấn của các chuyên gia y tế để người bệnh biết mình nên sử dụng loại thực phẩm nào để hỗ trợ cho quá trình điều trị được hiệu quả nhất. Chính vì thế, Bộ Y tế sẽ “mở cửa” để bác sỹ kê toa TPCN, hướng dẫn thông tin về công dụng của từng sản phẩm cho bệnh nhân. Có nghĩa là sẽ cho phép kê đơn nhưng đơn đó sẽ ghi rõ đơn TPCN để tránh tình trạng người dân đồn thổi truyền tai nhau dẫn tới sử dụng TPCN không đúng.
Thầy thuốc có thể hướng dẫn và tư vấn người dân sử dụng TPCN trong đơn riêng hoặc trong sổ y bạ
Như vậy, có nghĩa là bác sỹ có quyền kê đơn và tư vấn cho người bệnh sử dụng TPCN vào một đơn riêng hoặc vào sổ y bạ để người bệnh có thể hiểu đúng, dùng đúng các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tật hữu ích này.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc kê toa, hướng dẫn sử dụng TPCN vẫn chưa được thực hiện một cách đúng đắn. Đôi khi, người thầy thuốc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người bệnh để lạm dụng thuốc và TPCN, kê TPCN vào đơn thuốc để trục lợi. "Để giải quyết tình trạng này, nên chăng, Bộ Y tế nên luật hóa, văn bản hóa những điều khoản quy định về kê toa TPCN để người thầy thuốc và người bệnh hiểu rõ hơn về vai trò, công dụng của TPCN", PGS.TS Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định.
Thông tư 43 Quy định về quản lý thực phẩm chức năng được Bộ Y tế ban hành ngày 24/11/2014, sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 15/1/2015 không có điều khoản quy định về kê đơn thực phẩm chức năng.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin