Mang thai bị nhau tiền đạo có nguy hiểm?

Nguy hiểm cho mẹ và con khi bị nhau tiền đạo

Bị đau bụng sau sinh mổ có đáng lo?

Giảm ngứa do gây tê ngoài màng cứng khi sinh mổ

Em bé tự chui ra khỏi bụng mẹ trong một ca sinh mổ tự nhiên

Ngừa thai sau sinh mổ, nên chọn phương pháp nào?

Chào bạn!

Nhau tiền đạo (hay còn gọi là rau tiền đạo) nghĩa là bánh nhau thay vì nằm ở vùng đáy hoặc là cổ tử cung lại nằm chắn ở đường sinh ra bằng âm đạo của thai nhi. Do đó nó có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thường những thai phụ bị nhau tiền đạo sẽ được chỉ định sinh mổ.

Nguyên nhân gây nhau tiền đạo:

- Sinh nhiều con và khoảng cách sinh ngắn là một trong những nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo 

Nạo phá thai nhiều lần

Mang thai khi tử cung chưa kịp hồi phục sau khi phẫu thuật

- Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia ở mẹ

Nhau tiền đạo có thể dẫn đến băng huyết trong thai kỳ và khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Tùy theo tình trạng bệnh của mẹ như lượng huyết hay độ phát triển của thai nhi, bác sỹ sẽ quyết định nên mổ lấy thai nhi ra ngoài hay dưỡng thai thêm. 

Những trường hợp bị nhau tiền đạo sau nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật:

- Nhau tiền đạo ra huyết nhiều, gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ. Lúc này, sẽ bất kể tuổi thai, bác sỹ vẫn mổ lấy thai.

- Thai nhi đã đủ trưởng thành và nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm. Thường là vào khoảng 37 tuần tuổi và thai nhi khi ra ngoài vẫn có thể sống được. 

- Trường hợp nguy hiểm nhất cần can thiệp là khi nhau tiền đạo bám ở trung tâm.

Với những vị trí nhau tiền đạo khác mà không cản trở lối ra của thai nhi như nhau chỉ bám ở vị trí thấp hoặc nếu bánh nhau không che hoàn toàn cổ tử cung thì sản phụ có thể nghỉ tại giường để theo dõi, ít vận động và không quan hệ tình dục, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sỹ. 

Chúc bạn sức khỏe!

Bác sỹ Nguyễn Thị Tân Sinh - Nguyên Phó Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị