Hàng ngàn người đã tham gia hiến máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Ảnh: Tiểu Bắc)
Máu chỉ cầm cự được tối đa 3 ngày nữa
Người đàn ông hiến máu 1.000 lần, cứu 2 triệu trẻ em
Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại!
Sáng nắng gắt, chiều mưa dông, ngày vẫn đông người đi hiến máu!
Tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt là nhóm máu A và O đã ở mức báo động đỏ. Thời điểm này, do thời tiết khi nắng nóng, khi mưa dông khiến người dân ngại ra khỏi nhà để đến các điểm hiến máu hay khu vực tiếp nhận máu lưu động. Đây cũng là dịp học sinh, sinh viên – lực lượng hiến máu chính – đang trong giai đoạn thi cử, nghỉ hè, dẫn tới tình trạng thiếu nguồn người hiến máu. Hơn nữa, Hành trình Đỏ lại dự kiến xuất quân vào đầu tháng 7.
Trước tình trạng này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phát đi lời kêu gọi khẩn thiết mong mọi người cùng nhau hiến máu. Thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân đang có kế hoạch phẫu thuật, bệnh nhân thiếu máu cấp và mạn tính.
Bạn Trương Hà (sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền) chia sẻ: “Có bị bệnh cần đến máu mới hiểu từng giọt máu quý giá như thế nào. Một người bạn của mình bị tan máu bẩm sinh. Bệnh viện đang thiếu máu, bạn không thể truyền máu được, nên vẫn nằm ở đây nhiều ngày rồi. Nhìn bạn yếu và mệt, mình thương lắm. Mình mong ai có đủ điều kiện sức khỏe thì hãy đi hiến máu, vừa giúp mình mà cũng giúp được nhiều người khác nữa”.
Trương Hà đã rủ nhiều người bạn khác nữa cùng đi hiến máu, với ước mong bịch máu nhỏ của mình có thể tiếp thêm sự sống, nuôi thêm hy vọng được sống cho nhiều người.
Nhiều người đang cần đến giọt máu của bạn. Đừng chờ đến khi mình cần mới biết máu đáng quý như thế nào.
Ngân hàng máu đang cạn. Cho máu đi, bạn ơi!
Những điều cần biết về hiến máu cứu người:
Ai có thể tham gia hiến máu?
Tất cả mọi người từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ, đến 60 tuổi đối với nam. Cân nặng yêu cầu: Trên 42kg với nữ, trên 45kg với nam. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng. Người không bị HIV/AIDS, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu.
Ai không nên hiến máu?
Người mắc bệnh viêm gan B, C và các virus lây qua đường truyền máu. Người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày… Phụ nữ có thai, cho con bú, đang có kinh nguyệt…
Hiến máu có hại gì không?
Nhiều nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã chứng minh, hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại gì cho sức khỏe, ngược lại, nhiều người sau khi hiến máu cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn và khỏe mạnh hơn trước.
Ngoài ra, khi hiến máu, mỗi người sẽ được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật), được nhận quà tặng, hỗ trợ chi phí đi lại theo quy định hiện hành. Người hiến máu cũng được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạ hiến máu nhân đạo. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy này có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Xem chi tiết địa chỉ hiến máu.
Bình luận của bạn