Theo CDC, tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ và có chỉ số thông minh (IQ) cao hiện đang gia tăng ở Mỹ trong khi trước đó hai năm, cứ 88 trẻ em thì một trẻ bị mắc Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Phần lớn trẻ em Mỹ được chuẩn đoán mắc bệnh tự kỷ đều từ 4 tuổi trở lên. Tỷ lệ bé trai mắc căn bệnh này cao gấp 5 lần so với bé gái, cụ thể là 1/42 trẻ em nam được chẩn đoán bị tự kỷ so với 1/189 trẻ em nữ.
Theo ông Coleen Boyle, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về khuyết tật của trẻ sơ sinh thuộc CDC, thực tế này đặt ra một thách thức đối với ngành y tế, đó là phải chẩn đoán sớm hơn những trẻ mắc bệnh tự kỷ để việc điều trị hiệu quả.
Tự kỷ là một loại bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và chưa có thuốc điều trị.
Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Bệnh này thường biểu hiện trước 3 tuổi.
Đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh. Ðứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người săn sóc cháu có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh như thờ ơ, không chú ý tới các hoạt động quanh mình, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Trẻ vẫn lớn nhưng trí khôn trì trệ, kém phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội.
Cho tới nay nguyên nhân của bệnh, vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo các chuyên gia y tế, bệnh tự kỷ có thể bắt nguồn từ các yếu tố như rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng đòi hỏi các nghiên cứu chuyên sâu./.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn