Năm 2020 bắt đầu nâng tuổi hưu?
Chưa xác định nơi gây ngộ độc cho 34 học sinh Nhật Bản
Hàng trăm công nhân ở TP HCM nghi ngộ độc sau bữa cơm
NÓNG: Việt Nam xác nhận ca mắc hội chứng đầu nhỏ do virus Zika đầu tiên
Những cách làm đẹp cho chị em vào mùa gió lạnh
Ý kiến này được đưa ra tại cuộc đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức ngày 28/10.
Đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu thêm 2-5 tuổi
Tại cuộc đối thoại trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Minh Huân cho biết đang đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của nam giới thêm 2 tuổi so với hiện hành, cụ thể là 62 tuổi.
Với nữ giới thì có hai phương án: phương án 1 nâng lên 58 tuổi (cao hơn 3 tuổi so với hiện hành), phương án 2 là nâng thêm 5 tuổi so với hiện hành, tức lao động nữ phải 60 tuổi mới nghỉ hưu.
“Nếu năm 2017 Quốc hội thông qua đề xuất này thì năm 2020 sẽ bắt đầu áp dụng nhưng không phải nâng ngay 2-5 tuổi như đề nghị mà nâng có lộ trình, mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu thêm 3-4 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mới.
Ở nhiều nước, nếu nâng tuổi nghỉ hưu thêm 2 tuổi thì họ thường đặt lộ trình tăng mỗi năm thêm hai tháng cho đến khi đạt tuổi nghỉ hưu mới” - ông Huân cho hay.
Lo ngại trước đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, ông Bùi Sỹ Lợi - phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết doanh nghiệp cũng không đồng tình.
“Sức khỏe người lao động không tốt nên càng cao tuổi, khả năng đáp ứng công việc càng khó khăn, trong khi thâm niên cao thì mức lương cũng cao nên doanh nghiệp e ngại” - ông Lợi nói.
Theo ông Lợi, nếu nâng tuổi nghỉ hưu thì quan điểm của ông là chỉ nên áp dụng trước với một số nhóm ngành nghề như cơ quan quản lý nhà nước, y tế, giáo dục nhưng phải là các vị trí có chuyên môn cao thật sự như bác sĩ giỏi, nghiên cứu viên hay giảng viên giỏi, còn cán bộ giữ vị trí quản lý, lãnh đạo, người lao động nặng nhọc, trong bệnh viện hoặc các vị trí như hộ lý... nên giữ nguyên như hiện hành.
“Tất cả còn chờ quyết định của Quốc hội, nhưng đó là quan điểm của tôi” - ông Lợi nói.
Theo ông Trần Đình Liệu, hiện tuổi nghỉ hưu ở VN là 55 với nữ và 60 với nam, nhưng do nhiều ngành nghề đặc thù mà tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân hiện chỉ hơn 54 tuổi, trong khi tuổi thọ bình quân của người VN được nâng lên trên 73 tuổi.
Tuy nhiên lại có ý kiến chất vấn cần minh bạch hóa việc đầu tư của quỹ bảo hiểm để làm sao tránh được thất thoát, hoặc không nên để các nhóm ngành đặc thù có tuổi nghỉ hưu rất sớm và lương hưu cao trong quỹ bảo hiểm chung...
Đồ họa: TẤN ĐẠT |
Sẽ có sổ bảo hiểm điện tử
Theo ông Huân, quỹ bảo hiểm xã hội không phải là quỹ chia sẻ, mà là quỹ đóng - hưởng, người nào đóng bao nhiêu phải được hưởng bấy nhiêu, cộng với lợi nhuận thu được từ quá trình đầu tư (vốn do người lao động đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội) mới là công bằng.
“Hiện nay quỹ đang đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là chính, ba năm Quốc hội giám sát hoạt động của quỹ một lần và có thể giám sát đột xuất. Tới đây cần thực hiện hình thức sổ bảo hiểm xã hội điện tử, mỗi người lao động sẽ theo dõi được quá trình đóng và sau đó là hưởng của mình. Đồng thời chúng tôi cũng tính toán hình thức đầu tư, làm sao vừa bảo toàn vốn vừa có lợi nhuận cao hơn các hình thức đầu tư hiện có” - ông Huân chia sẻ.
Với những đề xuất mới, theo ông Huân, số năm đóng bảo hiểm để được hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa (75%/lương trung bình 10 năm trước khi nghỉ hưu) có thể lên 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.
Bàn về nguy cơ nâng tuổi hưu đồng nghĩa với chuyện lao động trẻ sẽ thiếu việc làm, ông Huân nói: “VN là nước đang phát triển, cần nhiều lao động. Mặt khác, không phải nâng tuổi nghỉ hưu ở tất cả các ngành nghề. Ở các nước, khi nâng tuổi nghỉ hưu thì cũng có ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng là thấp” - ông Huân nói.
Bình luận của bạn