Năm tới, ngô sẽ bán cho ai?

GS.TS Lê Đình Lương bày tỏ lo lắng trước sự hiểu sai của cộng đồng về công nghệ BĐG nói chung và sản phẩm BĐG nói riêng (Ảnh: M.Hiếu)

Cà chua biến đổi gene chưa có ở Việt Nam

​Nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene

Những thí nghiệm biến đổi gene điên rồ nhất trong lịch sử

Mỹ: Thông qua luật dán nhãn thực phẩm biến đổi gene

Mỹ: Xem xét cấp phép tiêu thụ cho cá hồi biến đổi gene

Thông tin trên được đưa ra trong Phiên họp Hội đồng lần thứ VI Khoa học sự sống – vai trò, vị trí và định hướng phát triển vừa diễn ra mới đây tại Bộ Khoa học và Công nghệ. GS.TS Lê Đình Lương – Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam nhận định, như 1 lĩnh vực được xác định là ưu tiên từ hàng chục năm nay, công nghệ sinh học (CNSH) nước ta đã đủ mạnh, cả về cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn lực con người để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Thực phẩm biến đổi gene dùng để chỉ những loại cây trồng được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để cho ra những phẩm chất mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất...

Tiếc là trong những năm qua, vì nhiều lý do, trong đó có lý do quá nhấn mạnh nghiên cứu cơ bản, ít định hướng nên tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ của CNSH bị hạn chế. Do đó nền nông nghiệp đang cần một bước đột phá để nhanh chóng cải thiện đời sống của hơn 70% dân số và y tế cũng cần đẩy mạnh nâng cấp dịch vụ sức khỏe cộng đồng, nên hơn lúc nào hết CNSH cần được đẩy mạnh để phục vụ thực tiễn.

GS.TS Lê Đình Lương cho hay, để tạo được bước đột phá trong nông nghiệp, cần phải quan tâm tới lĩnh vực ứng dụng quan trọng của CNSH là công nghệ BĐG các cây trồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này lại đang lâm vào thế trì trệ và bế tắc. Một trong những nguyên do chính là truyền thông không được định hướng nên dẫn đến hiểu sai về công nghệ BĐG nói chung và thực phẩm BĐG nói riêng. Điều đó đã tạo ra trong tiềm thức cộng đồng người dân chúng ta một nỗi sợ hãi vô cớ bao trùm, đối với công nghệ và sản phẩm BĐG.

“Trong 1 phóng sự gần đây do VTV thực hiện, 100% số người được hỏi đều có chung câu trả lời, họ không biết sản phẩm BĐG là gì và họ tuyệt đối sẽ không mua sử dụng thực phẩm BĐG. Như vậy, ngô BĐG bán ra sẽ không có ai mua và chính bản thân người nông dân lại phải chịu thiệt hại nặng nề. Cơ hội để đột phá một lần nữa có thể trở thành tai họa”, giáo sư chia sẻ.

Ông ví von, trên thực tế, về mặt này, Việt Nam đã trở thành 1 Châu Âu thu nhỏ. Những không phải Châu Âu của ngày hôm nay (Châu Âu đã thay đổi thái độ đối với BĐG) mà là Châu Âu của cuối thế kỷ trước – là cái nôi chống đối, tẩy chay sản phẩm BĐG quyết liệt nhất. Đặc biệt, khoảng cách giữa ta và các nước xung quanh đã tăng lên nhanh chóng, nếu chúng ta lại dễ dàng bỏ qua các cơ hội mà thành tựu BĐG mang lại thì ta lại tiếp tục tụt lại sâu thêm và không thể ngóc đầu lên được.

"20 năm chuẩn bị, tranh luận đa chiều, lưỡng lự, do dự và phát sinh những vật cản là quá nhiều và quá đủ. Đã đến lúc chúng ta cần thức tỉnh, cùng nhau bắt tay ngay thực hiện những biện pháp nhanh chóng ngăn chặn những cái sai, thúc đẩy những cái đúng để CNSH hiện đại có thể dễ dàng thâm nhập vào thực tiễn đời sống, nhanh chóng góp phần hiện đại hóa nền nông nghiệp và nâng cấp đáng kể dịch vụ y tế", ông nói.

Để làm được điều đó, trước mắt cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để có thể nhanh chóng chớp lấy những thành tựu sẵn có của nhân loại áp dụng ngay vào thực tiễn đời sống nước ta: Tạo ra của cải vật chất có chất lượng cao trên nền cơ sở hạ tầng hiện đại; Đào tạo được đội ngũ chuyên môn có kỹ năng và kiến thức tốt đủ trình độ làm chủ công nghệ mới.

Đặc biệt, điều cần nhất và quan trọng nhất bây giờ là phải thay đổi tư duy. "Trước hết cần gỡ bỏ tâm lý lo sợ vô cớ đối với sản phẩm BĐG. Người dân phải nhận thức được sự vô hại của các sản phẩm BĐG như kết luận của thế giới và thật sự coi chúng như những sản phẩm bình thường", GS.TS Lương cho biết.

M.Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn