Nên mở nhóm hiến tạng từ người tim ngừng đập?

Một ca ghép thận tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM)

Việt Nam có 16.000 bệnh nhân cần ghép thận

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chuẩn bị ghép thận lần thứ ba

Nhiều ca phẫu thuật ghép thận bệnh nhi thành công

Ghép thận cho một bệnh nhi từ chối ghép thận

Hà Lan: Cấy ghép thành công hộp sọ 3D cho một phụ nữ

Vấn đề trên được GS.TS Trần Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Niệu thận học TP.HCM đưa ra tại Lễ công bố thành lập Đơn vị Điều phối ghép tạng và đẩy mạnh tuyên truyền hiến tạng nhân đạo cứu người ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vừa qua.

Giải thích ý kiến, GS. Sinh cho biết, mỗi năm, BV Chợ Rẫy thực hiện khoảng 40 ca ghép thận. Lâu nay, tạng được huy động chủ yếu từ 2 nguồn chính là người cho còn sống (chủ yếu là người thân gia phả 3 đời) và người cho chết não. Từ năm 2008, tại BV Chợ Rẫy, ngoài trường hợp được ghép thận từ nguồn tạng người thân hiến (95% số ca được ghép), chỉ có 7 người chết não tự nguyện hiến thận và đã ghép cứu được 13 người.

Như vậy, việc khan hiếm tạng là một thực tế đang diễn ra, làm phát sinh nhiều tiêu cực như tình trạng buôn bán nội tạng, buôn lậu tạng, dẫn đến việc không công bằng trong hiến, ghép tạng gây mất an ninh trật tự xã hội, do đó, việc mở nhóm hiến tạng từ người tim đã ngừng đập sẽ giải quyết được phần nào vấn đề trên. Ngoài ra, đây là nguồn tạng đa dạng mà thế giới đang dùng và cũng là hướng đi mới mà BV Chợ Rẫy đang thực hiện với công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được triển khai thực hiện 2 năm nay.

Theo đề án mới này, nếu được phép, BV sẽ lấy tạng khi tim của người hiến ngừng đập hoàn toàn. Tạng người ngưng tim tuy không chất lượng như được lấy khi vừa chết não, tuy nhiên vẫn có thể dùng để cứu người được (thận lấy trong vòng 15 phút khi tim ngưng đập và gan lấy trong vòng 30 phút). Cách làm này giúp tăng cơ hội sống cho nhiều người. Chỉ riêng tại BV Chợ Rẫy, mỗi ngày có khoảng 5 trường hợp chết não, ngưng tim (chủ yếu do tai nạn giao thông) mà nguồn tạng của họ có thể tận dụng để cứu người.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, cộng đồng cần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về vấn đề hiến ghép tạng. Người hiến tạng phải vượt qua rào cản về tâm lý, tâm linh, phong tục… và xem đây là nghĩa cử cao đẹp, đầy tính nhân văn vì nếu chẳng may gặp mệnh hệ gì thì còn có một bộ phận thân thể của mình có thể cứu sống được bệnh nhân khác.

 

“Giờ là lúc xã hội nên thay đổi nếp nghĩ, quan niệm, nhận thức và cũng cần đưa vấn đề hiến ghép tạng vào giáo dục trong nhà trường, có như thế thì 20 năm sau, chúng ta mới cơ bản đáp ứng được 2/3 nguồn tạng hiến”, GS. Sinh nhấn mạnh.

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn